3 sai lầm uống nước không đúng cách 'rước' bệnh vào thân
Ảnh minh họa. |
Quá trình trao đổi chất và đào thải các chất cặn bã thừa ra ngoài cơ thể chủ yếu dựa vào 2 cơ quan nội tạng quan trọng là gan và thận xử lý.
Trong đó, thận chủ yếu phụ trách điều tiết nước trong cơ thể và cân bằng điện giải, đồng thời trao đổi chất và các hoạt động sinh lý sẽ sản sinh ra những chất thải vào trong nước tiểu. Khi thực hiện các chức năng này, cần phải có đủ nguồn nước để vận hành xử lý.
Nếu như bạn không uống nước trong một thời gian dài, lượng nước tiểu sẽ giảm và nồng độ chất thải và chất độc chứa trong nước tiểu sẽ tăng lên. Các loại sỏi thận được phát hiện lâm sàng, thận tích nước đều liên quan đến thói quen uống nước không đủ trong thời gian dài.
Thói quen dùng các loại đồ uống khác để thay thế nước lọcNhiều người có khẩu vị đậm, họ cảm thấy uống nước lọc bình thường có vẻ vô vị nhạt nhẽo, vì thế họ thường so sánh cảm giác uống nước lọc với các loại đồ uống khác và từ đó bỏ qua thói quen uống nước lọc. Thay vào đó, họ uống nước ngọt có ga, các loại đồ uống khác hoặc cà phê để thay thế.
Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, chất caffeine chứa trong các loại đồ uống này có xu hướng làm cho huyết áp tăng lên, và huyết áp cao là một trong những yếu tố quan trọng làm tổn thương thận.
Các loại đồ uống khác đều có kèm theo các thành phần dinh dưỡng hoặc chất hóa học, nếu bạn uống quá thường xuyên sẽ không có lợi cho cơ thể.
Chỉ uống khi thấy khátKhác với ăn, cảm giác khát không mạnh như cảm giác đói, khi thấy khát thì cơ thể đã đến lúc bị mất nước. Thiếu nước sẽ khó tập trung, dễ bị kích động, mệt mỏi, thậm chí còn hoa mắt chóng mặt. Nhiều người có thói quen đợi đến khi nào thấy khát mới uống nhưng họ lại không biết rằng lúc ấy cơ thể đã mất đi một lượng nước cần thiết.
Ngoài ra, nếu như bạn không uống nước trong một thời gian dài, lượng nước tiểu sẽ giảm và nồng độ chất thải và chất độc chứa trong nước tiểu sẽ tăng lên. Các loại sỏi thận được phát hiện lâm sàng, thận tích nước đều liên quan đến thói quen uống nước không đủ trong thời gian dài.
Chính vì vậy, tốt nhất nên uống điều độ để cơ thể luôn được cung cấp đủ nước, đảm bảo cho các hệ cơ quan hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả.
Uống nước thế nào là tốt nhất?Nói chung, một người trưởng thành khỏe mạnh sẽ thải ra 2.500 ml nước mỗi ngày bằng cách đi tiểu, thở, đại tiện và bốc hơi qua da. Ngoài việc cơ thể nạp khoảng 1000ml nước từ thực phẩm, chuyên gia khuyến nghị nên uống thêm 1700 ml mỗi ngày.
Đối với một số bệnh nhân mắc bệnh thận, cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát lượng nước uống. Bởi vì bệnh nhân thận uống nước không được bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến phù nề, cũng dễ làm tăng huyết áp cao. Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận cấp tính, viêm bàng quang,…, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều rất có lợi cho sự phục hồi của bệnh.
Uống từng ngụm nhỏ: Uống nước trước tiên phải uống từng ngụm nhỏ, sau khi nước thấm vào toàn bộ khoang miệng mới từ từ nuốt xuống, mỗi lần uống khoảng 200ml. Điều này có thể lợi dụng cơ chế phản hồi sinh học để truyền đạt đến khu trung tâm khát, khiến các tế bào trong cơ thể biết rằng có nước đang đi vào cơ thể, để hấp thụ hoàn toàn.
Nước ấm: Uống nước ấm tốt hơn so với nước lạnh, nước ấm không gây kích ứng, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Mỗi sáng uống một cốc nước ấm giúp giảm sưng đau ở cổ họng, giúp nhu động ruột tốt cho tiêu hóa, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và giúp đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cách khử mùi hôi sau khi ăn tỏi cực hiệu quả
'Sai một ly đi vạn dặm' khi sử dụng hạt tiêu đen không đúng cách
Mẹo chọn cà chua an toàn và bảo quản đúng cách
Thủ thuật đuổi gián, kiến và muỗi không còn sống trong nhà! Không ngờ nó có hiệu quả 100% mà nhiều người không biết
Top 7 thực phẩm giàu estrogen giúp chị em kéo dài tuổi xuân
Gen Z dẫn đầu tỷ lệ ngoại tình, điều gì gây ra xu hướng này?