5 ‘thủ phạm’ khiến ruồi không dám bén mảng tới cá khô, tôm khô
Cá khô, tôm khô là thực phẩm được nhiều người chuộng nhưng ít ai biết rằng trong loại thực phẩm này lại ẩn chứa nhiều hóa chất cực độc ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dùng.
Kỹ thuật trồng cây hoa Hồng bằng củ khoai tây dễ sống và nhanh ra hoa / Kỹ thuật trồng cây hoa Cát tường cho ban công đẹp rực rỡ thu hút mọi ánh nhìn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Cột tin quảng cáo
Chất trichlorfon
Báo Pháp luật TP HCM dẫn thông tin từ các chuyên gia cho biết, chất trichlorfon là chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản. Người nuôi thủy sản sử dụng trichlorfon để diệt các loại ký sinh trùng trong nước nhưng cá cũng rất dễ hấp thụ chất này. Khi ăn cá còn tồn dư trichlorfon, con người đã vô tình đưa chất này vào cơ thể.
Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng mặc dù là chất cấm nhưng trichlorfon còn được dùng làm thuốc diệt côn trùng như gián, ruồi, rệp… “Do vậy, khi cho trichlorfon vào cá khô thì chẳng con ruồi nào dám bén mảng là đương nhiên rồi. Bằng mắt thường không thể xác định cá khô có hoặc không có trichlorfon".
Theo ông Thịnh, độc tính của trichlorfon rất cao. Khi hấp thụ vào cơ thể gây ra hiện tượng líu lưỡi, suy nhược, mất phản xạ… Nặng hơn có thể khiến nhịp tim bất thường, bất tỉnh, co giật, rối loạn tâm thần, thậm chí dẫn đến tử vong.
Chất Cd
Đối với chất Cd trong các loại mắm, TS Phan Thế Đồng, Trưởng dự án An toàn thực phẩm Trường ĐH Hoa Sen (TP.HCM), giải thích, ngoài chất trichlorfon, trong cá mắm cũng xuất hiệnchất Cd. Sở dĩ mắm chứa Cd là do các loại cá được nuôi hoặc sống trong môi trường nước có chứa Cd, mà khi Cd đã thấm vào cá thì không đào thải ra ngoài. Ngoài ra, muối dùng làm mắm được sản xuất lại vùng nước biển có chứa Cd nên mắm có Cd cũng là điều dễ hiểu. Con người ăn mắm có chứa Cd thì cũng sẽ hấp thụ chất này luôn. Cd vào cơ thể sẽ vô cùng độc hại có thể gây buồn nôn, đau bụng, tổn thương gan và thận sẽ vô cùng độc hại.
Tuy nhiên trong cá khô chứa rất nhiều hóa chất độc hại vô cùng nguy hiểm. Ảnh minh họa
Chất clorin dùng để tẩy trắng
Thông tin thêm về các loại hóa chất có trong cá khô, tôm khô, báo Người Lao Động trước đó cũng dẫn thông tin từ một kỹ sư trong ngành chế biến thủy hải sản ở TPHCM cho biết, các loại thủy sản trước khi chế biến đều được xử lý bằng hóa chất. Để khử trùng, tẩy trắng, người ta thường sử dụng clorin, chất này nếu sử dụng nhiều sẽ để lại mùi hôi khó chịu, dính vào quần áo có thể bị rách.
Chất tạo độ ngọt orbitol
Riêng cá khô có lớp da bên ngoài tươi như vừa phơi xong là do được phun rửa bằng sorbitol (chất tạo độ ngọt, độ bóng...), nồng độ cho phép sử dụng là khoảng 3,5 g/kg cá khô. Đối với những đơn vị chế biến thủy sản công nghiệp, liều lượng sử dụng được kiểm soát rất chặt chẽ nên sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Riêng những cơ sở nhỏ, chế biến thủ công thì việc sử dụng rất tùy tiện, không theo đúng quy định.
Chất cồn, oxy già và nước tẩy nền nhà
Còn theo chính những người bán hàng cho biết, nhiều nơi chế biến, kinh doanh cá khô còn sử dụng cồn, ôxy già, thậm chí cả nước tẩy nền nhà có tên gọi là P3 để tẩy cá khô bị nấm mốc, nhất là vào mùa mưa.
Do đó, theo các chuyên gia, mọi loại hóa chất, dù được Bộ Y tế cho phép, nhưng sử dụng quá liều, không kiểm soát vẫn gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm hơn là gây bệnh ung thư. Vì vậy,khi mua tôm cá khô, người tiêu dùng nên chọn lựa những sản phẩm không bị vụn nát, không có mùi lạ, có màu sắc tự nhiên,... và phải rửa thật kỹ trước khi chế biến.