Đời sống

Bí quyết chăm hoa hồng để cây ra nhiều hoa và ít sâu bệnh

Thật chẳng thể nào phủ nhận được vẻ đẹp và sự quyến rũ của hoa hồng. Vậy nên người ta mới nói hoa hồng là chúa tể của các loài hoa. Nếu bạn yêu thích loài hoa này thì hãy học ngay cách trồng và chăm sóc chúng nhé.

Mẹo hay giúp hầm xương nhanh nhừ / Mẹo nhận biết rau ngót nhiễm hóa chất độc hại

Vị trí trồng: Hoa hồng là loại cây thích hợp sống trong điều kiện thoáng gió và có nhiều nắng, nếu đủ nắng chiếu 8 tiếng 1 ngày cây sẽ sinh trưởng tốt và ít bị sâu bệnh gây hại, ra nhiều hoa và màu sắc của hoa cũng sáng đẹp, rực rỡ.

Tưới nước: Nếu trồng dưới đất vườn bạn cần tưới mỗi ngày 1 lần, trồng trong chậu thì mỗi ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Cây hoa hồng cần đủ nước để lá quang hợp, nếu cây khô thiếu nước sẽ xuất hiện nhện đỏ hại cây, vàng lá và rụng lá. Bạn hạn chế tưới nước vào buổi tối vì nước sẽ đọng trên lá cây khiến lá cây dễ bị nấm bệnh.

Dinh dưỡng: Rất quan trọng trong việc quyết định cây hồng của bạn có ra nhiều hoa hay không, hoa có to và rực rỡ hay không đặc biệt là khi bạn trồng hoa hồng trong chậu. Bạn quan sát nhánh mới ra nếu có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp tức là cây được cung cấp đủ dinh dưỡng, nếu nhánh gầy và cao thì cần bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Đất trồng: Bạn nên thay đất trồng mỗi năm 1 lần.

Phân bón: Kết hợp phân bón lá và bón gốc xen kẽ, định kỳ 1 tháng 1 lần.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khi cây ra ngọn, lá non bón bổ sung phân hạt Dynamic, phân dơi quanh gốc cây rồi tưới nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng, pha phân NPK hay DAP nông nghiệp tưới lên lá thân và gốc.

Lúc cây mới nhú nụ hoa bón thêm kali hồng thì hoa sẽ có màu sắc đặc trưng đậm đà. Nhưng lưu ý lúc cây ra hoa không tưới phân vì sẽ làm hỏng hoa.

Cắt tỉa cành

Thường xuyên cắt tỉa những cành nhánh đã già, cành yếu, không cần thiết, tạo tán cho cây, để kích thích cho cây ra nhiều mầm, ngọn của các mầm chính là nụ hoa.

 

Cách phòng trừ sâu bệnh

Rệp (Macrosiphum rosae)

Có 4 cặp chân dài màu vàng nhạt, chiều dài của nhện cái là 0.2mm. Con đực nhỏ hơn, mình hình bầu dục, hơi nhọn lại ở đuôi, hai đốt cuối màu đỏ chói.

Biện pháp phòng trừ:Dùng các loại thuốc như: Azadirachtin( Agiaza 4.5EC); Dầu hạt bông 40% + dầu đinh hương 20% + dầu tỏi 10% (GC – Mite 70DD); Emamectin benzoate( Map Winer 5WG; Tasieu 1.0 EC, 3.6 EC); Emamectin benzoate + Matrine ( Rholam super 12 EC)); Fenpyroximate (Ortus 5 SC); Fenpropathrin(Vimite 10EC), Milbemectin (Benknock 1 EC) liều lượng, nồng độ theo khuyến cáo.

2. Bọ trĩ: (Frankliniella sp.)

 

Họ bọ trĩ (Thripidae) – Bộ cánh tơ (Thysanoptera)

bo-tri-tren-hoa-hong-lam-quang-den-dong-xuat-hien-tren-la-truong-thanh(1)
Ảnh minh họa

Đặc điểm hình thái: Bọ trưởng thành rất nhỏ, dài dưới 1mm, màu vàng nhạt, đuôi nhọn, cánh dài và mảnh, xung quanh cánh có nhiều lông tơ. Bọ non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt.

Biện pháp phòng trừ: Khi thấy có triệu chứng trên lá non, phun thuốc liên tiếp 3 ngày, sau đó phun phòng ngừa 2-3 tuần 1 lần.

Sử dụng thuốc: Emamectin benzoate(Susupes 1.9 EC); Imidacloprid + Pyridaben (Hapmisu 20EC), Spinetoram (Radiant 60 EC)nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.

Trên đồng ruộng thường có rệp nhảy và rệp muội. Rệp phá hại trên thân, lá, ngọn

 

non cây hồng. Rệp trưởng thành dài 3-4mm, nhìn chung có màu xanh nhạt, có khi màu đỏ vàng xám.

Biện pháp phòng trừ: Kết hợp với các đợt cắt tỉa, cắt bỏ cành và lá bị rệp hại để tiêu huỷ.

Có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc có hoạt chất: Abamectin, Emamectin-Benzoate, Cypermethrin …phun theo liều lượng khuyến cáo

Bọ phấn (Bemisia)

Đặc điểm hình thái: Trưởng thành: Con đực dài 0,75-1mm, sải cánh dài 1,1-1,5mm. Con cái dài 1,1-1,4mm, sải cánh dài 1,75-2mm. Hai đôi cánh trước và sau dài gần tương đương nhau, toàn thân phủ một lớp phấn trắng, dưới lớp phấn trắng thân màu vàng nhạt.

 

Trứng: Hình bầu dục có cuống, dài 0,18-0,2mm (trừ phần cuống). Vỏ mỏng, mới đẻ trong suốt, sau 24 giờ chuyển sang màu vàng sáp trong, sau 48 giờ chuyển thành màu nâu xám. Trứng được cắm vào lá và xếp dựng đứng trên lá.

Sâu non: Màu vàng nhạt, hình ovan. Mới nở có chân và bò dưới mặt lá, tuổi 2 không còn chân và ở cố định một chỗ mặt dưới lá. Sâu non có 3 tuổi, ở những tuổi đầu ấu trùng thường tập trung trên các lá non nhưng khi đẫy sức thường tập trung ở các lá già. Kích thước con non đẫy sức dài 0,7-0,9mm; rộng 0,5-0,6mm; chưa có phấn bao phủ.

Nhộng giả: Màu sáng, hình bầu dục.

Biện pháp phòng trừ

Trồng vành đai cây dẫn dụ và bảo vệ. Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, ngắt bỏ lá già, các bộ phận bị hại và tiêu hũy.

 

Dùng bẫy keo màu vàng để dẫn dụ bọ phấn.

Sử dụng thuốc: Diafenthiuron (Pegasus 500 SC); Dinotefuran (Oshin 100SL); nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.

Sâu xanh: (Helicoverpa armigera Hb)

Đặc điểm hình thái sinh học:Trưởng thành: Thân dài 15-20mm, màu nâu vàng. Cánh trước màu nâu vàng có 3 vân ngang hình lượn sóng, mép ngoài có 7 điểm đen xếp thành hàng.

Trứng: Hình bán cầu, đường kính 0,5mm. Lúc mới đẻ có màu trắng sữa, về sau chuyển sang màu vàng tro, mặt trên có nhiều gân dọc.

 

Sâu non: Có 6 tuổi, màu xám nhạt hoặc màu vàng nhạt. Đẫy sức dài 40mm

Nhộng: Dài 18-20mm, màu nâu sáng, nhẵn bóng, phía cuối bụng có một đôi gai ngắn màu đen.

Biện pháp phòng trừ: Ngắt bỏ ổ trứng, cắt bỏ hoặc tiêu huỷ các bộ phận bị sâu xanh phá hại như lá, cành, nụ hoa… Luân canh với một số cây trồng khác họ.

Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc Abamectin ( Plutel 1.8, 3.6 EC; Reasgant 1.8EC, 3.6EC; Delfin WG; Thuricide HP) để phòng trừ.

Bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ

 

Bệnh đốm đen (Diplocarpon rosae)

Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh hình tròn hoặc hình bất định, ở giữa màu xám nhạt, xung quanh màu đen. Bệnh thường phá hại trên các lá bánh tẻ, vết bệnh xuất hiện ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng làm lá vàng, rụng hàng loạt.

Biện pháp phòng trừ: Để tránh bệnh vườn hồng phải thông thoáng, đất không bị ngập úng. Tỉa bỏ những cành lá bị nhiễm bệnh. Làm sạch cỏ và thu dọn những tàn dư gây bệnh.

Có thể dùng một trong các thuốc sau: Carbendazim (Carbenzim 500 FL) ; Cucuminoid (Stifano 5.5 SL), Hexaconazole (Anvil 5SC, Tungvil5SC), Imibenconazole (Manage 5 WP) Mancozeb (Cadilac 75 WG), Triforine ( Saprol 190 DC) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.

Bệnh phấn trắng (Sphaerotheca pannosa)

 

Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh dạng bột màu trắng xám, hình thái không nhất định. Bệnh thường hại trên ngọn non, chồi non, lá non, hình thành ở cả 2 mặt lá. Bệnh nặng hại cả thân, cành, nụ và hoa, làm biến dạng lá, thân khô, nụ ít, hoa không nở, thậm chí chết cây.

Biện pháp phòng trừ: Cắt huỷ cành lá bệnh, tăng cường lượng phân Kali

Vệ sinh mái che thường xuyên để đảm bảo lượng ánh sáng trong trong nhà kinh

Có thể dùng một trong các thuốc: Azoxystrobin + Difenoconazole( Amistar top 325SC) Hexaconazole (Anvil 5SC); Chlorothalonil (Daconil 75WP); Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750WG ), Triforine ( Saprol 190 DC) nồng độ, liều lượng theo khuyến cáo.

Muốn có được những bông hồng đẹp tươi thơm ngát, bạn nhớ chăm sóc chúng mỗi ngày nhé!

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm