Đời sống

Bí quyết chọn rau an toàn và hợp vị cho món lẩu

Lẩu là món ăn thông dụng, dễ ăn. Tuy nhiên, nguyên liệu ăn lẩu thường là các loại thịt, hải sản, rau đều còn sống nên dễ gây ra nhiễm ký sinh trùng và ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, để tránh ngộ độc khi ăn lẩu, chúng ta nên cẩn trọng từ khâu chọn nguyên liệu, đặc biệt phải sơ chế kỹ để loại bỏ các chất độc hại còn tồn dư trong thực phẩm.

Cách làm gà hấp sả muối thơm ngon cho bữa cơm cuối ngày / Những loại thực phẩm tựa 'máy hút bụi' giúp thanh lọc phổi, nhất là loại thứ 3 ít ai biết

Với các món lẩu, việc chọn rau và các nguyên liệu đi kèm vừa ngon vừa an toàn và hợp vị là điều rất cần thiết.

Bạn cần chọn lựa kỹ những loại rau và thực phẩm đi kèm để phù hợp với từng món lẩu khác nhau.

Theo kinh nghiệm của những người trồng rau, khi mua rau cần chú ý phần gốc rau và phần ngọn. Nếu gốc nhỏ thon, nhưng ngọn mập và vót lên xanh mướt thì rau có chất kích thích tăng trưởng. Với các loại rau có ngọn và lá bẹ, có nách lá, ta cần quan sát phía trong nách lá. Nếu có màu trắng bạc thì nguy cơ tồn dư thuốc trừ sâu rất cao bởi khi phun thuốc, những giọt nước thường đọng lại ở phần bẹ, nách lá.

Hiện nay, các loại rau thường tồn đọng các loại hóa chất tăng trưởng, thuốc trừ sâu... Để tránh ngộ độc rau khi ăn lẩu, bạn cần chú ý mua rau có nguồn gốc rõ ràng, rửa thật sạch và tránh sử dụng thực phẩm kỵ với rau. Đặc biệt, bạn cần lưu ý rửa thật sạch các loại rau, ngâm trong nước muối hoặc dung dịch rửa rau an toàn để loại bỏ các loại hóa chất, chất độc hại. Khi ăn, cần nhúng rau chín kỹ, tránh ăn sống, đề phòng ngộ độc thực phẩm.

Chọn các loại rau an toàn cho món lẩu rất quan trọng. Các loại rau có lợi cho sức khỏe, tốt cho dạ dày như: Rau muống, cải thảo, cải xoong, ngó sen, cải ngọt, đậu phụ, nấm, khoai tây, cà rốt... Chúng ta nên hạn chế sử dụng những loại rau dễ gây ngộ độc hay dị ứng như dọc mùng, nấm, giá đỗ, hoa bí. Cần phân biệt rõ giữa rau dại và rau ăn được. Ví dụ, dọc mùng rất giống cây môn ngứa, chỉ khác màu lá. Lá môn ngứa có màu tím, có đốt màu tím ở phần tiếp giữa lá và thân lá. Nếu ăn phải môn ngứa sẽ bị dị ứng, ngứa vùng miệng, họng...

Bạn cần chọn lựa kỹ những loại rau và thực phẩm đi kèm để phù hợp với từng món lẩu khác nhau.

+ Lẩu riêu cua: Có thể ăn kèm với các loại rau như mùng tơi, rau muống, rau sống. Đặc biệt, nên có thêm hoa chuối thái mỏng, ngâm nước muối để nhúng vào nồi lẩu.

 

+ Lẩu vịt: Món lẩu vịt thường được kết hợp với vị chua thanh của sấu, vị bùi của khoai sọ và béo ngậy của cốt dừa. Rau chủ đạo ăn kèm với lẩu vịt thường là rau muống bỏ bớt lá. Bạn nhớ cho cho thêm rau ngổ thái nhỏ để nồi lẩu được dậy vị hơn.

+ Lẩu gà: Món lẩu gà không thể thiếu rau ngải cứu. Loại rau này không chỉ tốt cho sức khỏe, giải được nhiều độc tố mà khi dùng chung với lẩu gà rất thơm. Ngoài ra, các nguyên liệu đi kèm với món lẩu gà còn có rau cải xanh, nấm các loại, rau muống, bắp chuối...

+ Lẩu bò: Bò nhúng dấm là món ăn kết hợp giữa lẩu và món cuốn. Trong món lẩu bò nhúng dấm thường có vị dấm chua, mùi thơm của xả và vị ngậy của cốt dừa. Đặc biệt, thịt bò sau khi được chần trong nồi lẩu sẽ được cuốn với bánh đa, dứa, chuối xanh cắt chỉ cùng các loại rau thơm. Rau ăn kèm với món lẩu bò nhúng dấm hợp nhất là cải thảo, cải ngọt, cải thìa...

+ Lẩu hải sản: Đây là món lẩu được nhiều gia đình yêu thích vì giàu dinh dưỡng, lại dễ chế biến. Lẩu hải sản cần có các loại rau như: Hành tươi, cà chua, dứa, các loại rau thơm, rau muống, rau cần, cải ngồng...

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm