Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng, nóng
Một chiếc quạt có nên chạy cả ngày? Những lưu ý người dùng nên nhớ để sử dụng hiệu quả, an toàn / Loại bỏ nỗi ám ảnh về loài chuột bằng những cách này
Giữ vệ sinh
Giữ vệ sinh bằng cách rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi chế biến và sau khi xử lý thực phẩm. Nên rửa sạch thực phẩm và rau quả bằng nước sạch, có thể ngâm nước muối để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Nên bảo quản thực phẩm thô riêng biệt và đúng cách
Thực phẩm thô là thực phẩm tươi sống không qua chế biến như nướng, salad… Loại thực phẩm này thường dễ bị nhiễm bẩn. Trường hợp ô nhiễm chéo cũng có thể xảy ra nếu thịt sống, hải sản và gia cầm… nếu không bảo quản đúng cách. Vì vậy nên cẩn thận bọc thực phẩm, đặt và phân biệt chúng trong một ngăn riêng biệt để bảo quản.
Nấu chín kỹ thức ăn
Nấu chín là cách khử độc tố trong thực phẩm. Luôn luôn ăn chín, uống sôi để giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa, nhất là trong mùa nắng nóng.
Giữ lạnh và rãđông đúng cách
Làm tan thực phẩm đông lạnh kỹ lưỡng. Không rã đông thực phẩm nhiều lần, nhất là khi đi du lịch mùa hè. Cần chọn một dụng cụ làm mát cách nhiệt chứa đầy đá để bảo quản đồ ăn; Nên tránh ánh nắng trực tiếp và dùng hộp đựng thức ăn và đồ uống riêng biệt.
Ăn ngay thức ăn vừa được nấu chín
Ăn thức ăn sau nấu chín trong vòng 2 giờ đầu vì điều kiện chế biến, bảo quản không tốt, thời tiết nóng ẩm sẽ làm thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật và vi khuẩn sẽ phát triển rất nhanh theo thời gian, có thể sinh ra độc tố nên nguy cơ gây nên ngộ độc thực phẩm là rất lớn.
Lựa chọn thực phẩm tươi sạch an toàn
Nên lựa chọn thịt có màu hơi hồng (thịt heo) hoặc đỏ tươi (thịt bò), thớ thịt săn chắc không có mùi lạ. Chọn cá tươi có mang đỏ hồng, thịt cá săn chắc không vỡ bụng, không có mùi hôi.
Không sử dụng rau lạ, rau bị dập nát, úng. Ngâm kỹ, rửa rau quả ít nhất 3 lần hoặc rửa dưới vòi nước chảy để loại trừ phần lớn các thuốc bảo vệ thực vật tồn dư. Không sử dụng rau, củ dập nát, gãy vụn, sùng, hôi thối mốc meo hoặc bị sâu bọ xâm nhập.
Đối với sản phẩm thực phẩm có bao gói, người tiêu dùng cần có thói quen xem kỹ nhãn mác. Các thông tin trên nhãn sản phẩm cần lưu ý bao gồm tên và địa chỉ thương nhân, thành phần nguyên liệu, phụ gia, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thông tin cảnh báo, hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất…
Tránh mua sử dụng các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, không được che đậy hay bao gói hợp vệ sinh, sản phẩm có màu sắc lòe loẹt, dòn dai bất thường, sử dụng giấy báo, giấy có chữ viết, mực in để bao gói thực phẩm,… vì nguy cơ ngộ độc thực phẩm cấp tính, mãn tính trên nhóm thực phẩm này là rất cao, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh