Đời sống

Có những đắng cay lớn lên con sẽ hiểu

Giờ thì con đã hiểu về mẹ, thôi trách mẹ vô lo, ít yêu thương con cái, càng hiểu hơn tấm lòng của ngoại.

Béo phì có liên quan đến tổn thương não ở trẻ em và thanh thiếu niên / Tuổi trung niên và 8 điều cần trân quý để không hối tiếc khi thời gian qua đi

Con là đứa con thứ ba, đứa con bị vỡ kế hoạch của ba mẹ. Qua lời ngoại, con được biết gia đình mình sống cùng ngoại, được ngoại cưu mang ngay từ khi ba bước chân về ở rể.

Khi mẹ mang thai con, ngoại nhìn mẹ bằng… nửa con mắt. Không phải ngoại ghét mẹ, mà vì những đứa con của mẹ, đều một tay ngoại nuôi nấng, từ vật chất đến tinh thần. Ngoại đã cố làm lụng, để nuôi các anh chị của con. Ngoại tưởng mẹ dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt, ai ngờ mẹ lại lần nữa cấn thai.

Mẹ mang bầu, ngoại nhìn mẹ bằng… nửa con mắt. (Ảnh minh họa)

Ba con thì làm việc gì cũng thất bại, bỏ bê mẹ con con. Ngoại bảo là vì ba ỉ lại, không phấn đấu, thiếu trách nhiệm. Mẹ là con gái duy nhất của ngoại, mẹ chậm chạp, nói trước quên sau, nên đôi khi ngoại thông cảm với ba, ngoại góp một tay làm lụng, như để bù trừ cho sự vô lo của mẹ.

Tròn bốn tháng, ngoại bàn với mẹ gửi con cho người ta nuôi, gửi cả ngày lẫn đêm, khi nào rỗi thì bế về chơi một lúc. Ba chị em con, mẹ đều sinh năm một, nhưng hai anh chị của con thì ngoại một tay chăm sóc, khi ấy ngoại chưa đổ bệnh. Mẹ tuy có công sinh, nhưng người dưỡng dục, chính là ngoại.

Ngoại bảo, không phải vì con là đứa trẻ không mong đợi nên mới gửi người khác nuôi, mà tại sức khỏe ngoại kém, không thể bỏ cháu còn quá dại khờ cho một người mẹ luôn mắc thiếu sót.

Con bụ bẫm, ai bế cũng cho, mọi người thương, kẻ cho bộ đồ, người cho đôi vớ, cái khăn, dù về vật chất, không phải gia đình mình quá khổ. Mọi người thương ngoại nhiều hơn thương mẹ, vì mẹ chậm chạp, vô lo, bao nhọc nhằn, ngoại gánh hết.

18 tháng tuổi, ngoại đón con về nhà, dù sức khỏe ngoại không sáng sủa hơn. Ngoại bảo, vì cảm thấy có cái gì đó không công bằng với con, nên ngoại đón về, để bù đắp.

 

Buổi sáng con đến nhà trẻ, tối được trong vòng tay mẹ và ngoại. Khi con biết nói, gặp ai ngoại cũng dạy con cũng gọi bằng dì, bằng ngoại, nên được lòng nhiều người. Cái khó, cái khổ rồi cũng qua theo thời gian.

Ngày con trở thành thiếu nữ, ngoại đã già nhiều so với tuổi. Làng xóm thương ngoại bao nhiêu, lại trách ngoại quá bảo bọc cháu con, việc gì cũng dành làm. Ngoại bảo “kẻo mai mốt chết thì không còn cơ hội giúp cháu con”.

Ngoại bị khớp, chân tay lúc nào cũng đau, nhưng hễ cháu khóc là ngoại (mà ít khi là mẹ) bế, dỗ dành, lòng vòng trước con hẻm nhỏ. Hình ảnh ấy đã trở nên quen thuộc với nhiều người.

Với riêng con, ngoại hiện diện trong mọi ngóc ngách tuổi thơ, cả bây giờ và mãi mãi. Tình thương của ngoại dành cho mẹ con con bao la như trời bể.

Co nhung dang cay lon len con se hieu
Ngoại lúc nào cũng yêu thương con cháu. (Ảnh minh họa)

Mẹ con mới ngoài 40 mà cứ nhớ nhớ quên quên, hay la rầy con cái, có khi còn nặng nhẹ với ngoại. Ngoại bỏ qua hết. Ngoại bảo, đến bây giờ mẹ con vẫn là người phụ nữ chậm chạp, tiếp thu kém.

 

Mẹ lại thiếu vắng tình thương cha từ nhỏ, nên ngoại cứ bù đắp. Ngay cả chuyện đặt vòng tránh thai, ngoại cũng phải dắt mẹ đến bệnh viện; rồi chuyện chăm cháu, nuôi cháu, cũng một tay ngoại. Giờ thì con đã hiểu về mẹ, thôi trách mẹ vô lo, ít yêu thương con cái, càng hiểu hơn tấm lòng của ngoại.

Trước kia, mỗi lần chứng kiến ngoại vất vả, thấy mẹ hững hờ trước hoàn cảnh gia đình, con đã trách mẹ. Vừa mở lời thì ngoại đã nói “có những điều lớn lên con sẽ hiểu”. Và bây giờ thì con đã hiểu, ngoại ơi!

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm