Đời sống

Cúng ông Công ông Táo tuyệt đối không được làm điều này để tránh mất tài lộc

Trong ngày cúng ông Công ông Táo nhiều người chỉ chăm chăm sửa soạn mâm cỗ mà quên mất những điều phải kiêng kị trong ngày này.

Mùng 1, tránh ăn những món này kẻo dễ gặp xui xẻo, mất hết tài lộc / Ngày Tết đừng quên làm 3 việc cực quan trọng này để rước lộc vào nhà, vận may kéo đến

Theo quan niệm dân gian, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên trời báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian bao gồm cả việc tốt, việc xấu và những gì chưa làm được. Thiên đình sẽ từ báo cáo đó của Táo quân mà đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.

Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời luôn được tiến hành trọng thể. Các gia đình chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp từ rất nhiều ngày trước, để đảm bảo không một sai sót nào xảy ra.

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng nắm được những phong tục cúng lễ truyền thống. Dưới đây là một số kiêng kị trong việc cúng lễ ngày 23 tháng Chạp mà nhiều gia đình có thể chưa biết:

Cúng ông Công ông Táo quá sớm

Về thời điểm làm lễ cúng ông Công ông Táo, các chuyên gia phong thủy cho rằng các gia đình không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp; nên cúng sớm nhất là từ ngày 20 tháng Chạp (tức 20 tháng 12 dương lịch) đến 23 tháng Chạp.

Cúng ông Công ông Táo tuyệt đối không được làm điều này để tránh mất tài lộc - Ảnh 2.
Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ và trang nghiêm nhất trong nhà.

Đồng thời không bao sái, rút chân nhang, dọn dẹp không gian thờ cúng và bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo. Các gia đình phải cúng ông Công ông Táo xong mới được thực hiện việc bao sái và rút tỉa chân nhang.

Đặt mâm lễ tùy tiện

Nếu gia chủ có ban thờ Táo quân ở dưới bếp thì có thể đặt mâm lễ cúng ở đây, song vẫn cần có 1 mâm lễ nữa ở ban thờ chính, bởi theo quan niệm dân gian thì ông Công là thần Thổ công, cai quản đất đai trong nhà. Cúng ông Công ông Táo thì phải chú ý điều này.

Ngoài ra, xét theo ý nghĩa tâm linh thì việc cúng lễ phải được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà. Bếp là nơi đun nấu, dù có lau dọn sạch sẽ đến mấy thì cũng vẫn là không gian sinh hoạt chung, không đủ trang nghiêm.

Ban thờ chính của gia đình là nơi thờ phụng các vị thần linh, đặt mâm lễ cúng ở đây mới thể hiện lòng thành kính của gia chủ với các vị thần linh.

 

Khấn xin tài lộc sung túc cả năm

Lễ cúng 23 tháng Chạp thực chất chỉ mang ý nghĩa là cúng ông Công ông Táo về trời đề báo cáo việc lớn nhỏ trong năm của gia đình với thiên đình.

Do đó, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia chủ chỉ nên khấn xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.

Cúng ông Công ông Táo tuyệt đối không được làm điều này để tránh mất tài lộc - Ảnh 3.

Theo quan niệm dân gian, trong lễ cúng ông Công ông Táo không thể thiếu cá chép để làm "phương tiện" cho ông Táo lên chầu trời.

Cúng lễ ông Công, ông Táo sau ngày 23 tháng Chạp

 

Lễ cúng Táo quân cần phải được tiến hành trước khi ông Công ông Táo bay về trời, tức là trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà có thể cúng ông Táo vào trưa, tối ngày 22 hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.

Trong thời gian cúng, khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.

Thả cá chép từ trên cao

Trong ngày 23 tháng Chạp, cá chép được tượng trưng cho thần linh. Do đó, sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá chép từ trên cao hay ném cá xuống nước vì như thế cá sẽ chết.

Các gia chủ nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ. Không nên ném cả túi nilon xuống nước tránh gây ô nhiễm môi trường.

 

*Bài mang tính chất tham khảo

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm