Đặc sản 'danh bất hư truyền' Bến Tre: Bánh phồng Sơn Đốc tuyệt ngon
Người miền Tây có câu hát: “Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sông Đốc” để chỉ về 2 loại đặc sản lừng tiếng ở địa phương. Dường như ai đến Bến Tre cũng tìm cho được 2 loại bánh này trong số hàng trăm loại bánh ngon nổi tiếng. Bánh tráng Mỹ Lồng có vị thơm ngon và giòn rụm khi nướng còn bánh phồng Sơn Đốc có vị ngọt của đường phù hợp cho những người thích ngọt. Nhìn chung, bất cứ ai cũng ăn được các loại bánh này, bởi những nguyên liệu dường như đã quá thân quen.
Hơn 100 năm qua, làng nghề bánh phồng Sơn Đốc (ấp Sơn Đốc, xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) vẫn giữ nguyên thương hiệu trong lòng khách du lịch gần xa. Trong khi các làng nghề khác dần dần mai một thì bánh phồng Sơn Đốc vẫn ngày ngày sản xuất bánh cung ứng ra thị trường, giải quyết hàng trăm lao động ở địa phương. Thức quà này là sự kết hợp hài hòa giữa vị ngọt của bột, vị béo của trái dừa quê cùng với gia vị khác để tạo thành chiếc bánh phồng đặc sản.
Thời gian gần đây, chiếc bánh phồng ở xã Hưng Nhượng đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể mang tầm cỡ quốc gia. Đó là tín hiệu đáng tự hào cũng như thành quả xứng đáng cho những người thợ đang từ ngày tạo nên chiếc bánh phồng Sơn Đốc. Chỉ với bột nếp, nước cốt dừa nắn thành từng mẩu, vậy mà đã trở thành chiếc bánh to sau quá trình cán bánh. Nhiều thực khách gần xa từng thưởng thức bánh phồng Sơn Đốc nhận xét rằng, đó là những chiếc bánh xốp dẻo, beo béo, ngọt lành đậm vị không trộn lẫn với bất cứ thức quà nào khác.
Tận mắt chứng kiến quá trình sản xuất chiếc bánh mới thấu hiểu được người làm bánh đã kỳ công thế nào. Nếu đã từng ăn thức quà này, bạn sẽ cảm nhận được mùi vị độc đáo của bột bánh. Nếp để làm bột là loại nếp sáp nổi tiếng ở Bến Tre. Trước khi cán bánh, gạo nếp phải được đồ thành xôi rồi giã nhuyễn cùng với các phụ liệu khác như đường cát, nước cốt dừa… Trước đây, khi chưa có máy móc, người dân ở làng nghề Sơn Đốc dùng chày giã gạo. Âm thanh ấy vốn đã trờ thành một điều gì đó gần gũi và quá đỗi thân quen.
Ngoài công đoạn xay bột, phơi nắng bánh phồng cũng đòi hỏi sự cần mẫn và chăm chỉ của dân quê. Phải đợi trời nắng để phơi để cho chiếc bánh được khô giòn. Chiếc bánh phồng sau khi nướng sẽ to gấp 3 lần chiếc bánh bình thường. Bánh phồng nước dưới bếp lửa than củi có vì giòn giòn, beo béo. Trước đây, khi chiếc Sơn Đốc chưa được công nhận làng nghề thì chiếc bánh phồng chỉ được xuất hiện nhiều trong các dịp lễ, Tết. Hiện tại, bánh phồng được các nghệ nhân làng nghề sản xuất quanh năm và ngày ngày cung ứng số lượng lớn ra thị trường.
Đối với khách du lịch, bánh phồng không chỉ có riêng ở Bến Tre mà thức quà này còn có ở nhiều vùng miền khác. Thế nhưng, chỉ có xứ Dừa mới có làng nghề Sơn Đốc với những chiếc bánh phồng đặc sản, là niềm tự hào của người dân tự bao đời. Đến Bến Tre, bạn đừng quên mua bánh phồng Sơn Đốc về tặng người thân, bè bạn. Những chiếc bánh ấy không chỉ ngon ngọt ở vị béo vị giòn mà nó còn chứa đựng cả cái tình cái nghĩa của những người thợ đang ngày ngày làm bánh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
3 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may tài lộc ngập tràn
4 con giáp may mắn cuối tuần này (28-29/12): Gặt hái thành tựu lớn trước thềm năm mới
Người xưa có câu: “Tứ không bình thường thì gia đình sẽ gặp nạn”, là điềm báo gì?
Bắt đầu từ 28/12: 3 con giáp may mắn “thời tới cản không nổi” – cơ hội vàng để bứt phá!
5 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam: Là tên gì và tại sao?
Tử vi ngày 28/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Hợi rực rỡ cơ hội thăng tiến, Sửu cần đối mặt thách thức