Đời sống

Địa đạo thời chống Mỹ thu hút dân “phượt” ghé thăm

Đến bãi biển Cửa Tùng, địa đạo Vịnh Mốc, du khách không thể bỏ qua Mũi Si, được xem là nơi nghỉ dưỡng thoáng mát cùng bãi biển đẹp. Du khách có thể khám phá địa đạo Mũi Si, được quân và dân đào trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

Bỏ hơn 100 triệu đi du lịch cùng "gái khí chất", ngờ đâu vợ chưa động tay đánh ghen mà chồng đã quỳ rạp "cứu anh với" / Đòi ly hôn vì chồng nhất định không đi du lịch cùng cơ quan mình, tôi rơi nước mắt khi biết lý do thực sự

Để sống và chiến đấu trong điều kiện bom đạn chiến tranh vô cùng khốc liệt, quân và dân xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh đã đào địa đạo sâu trong lòng đất để trú ẩn, vừa chiến đấu, phục vụ việc vận chuyển lương thực, vũ khí vào chiến trường.

Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, với hơn 100 địa đạo là một kỳ tích của quân và dân Vĩnh Linh, Quảng Trị trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tuy nhiên, trải qua thời gian và tác động của thiên nhiên khắc nghiệt, phần lớn địa đạo đã trở thành phế tích, ít ai biết đến.

Địa đạo Mũi Si có chiều dài khoảng 500m, nhưng do bom đạn khiến địa đạo bị chia cắt.

Địa đạo Mũi Si có chiều dài khoảng 500m, nhưng do bom đạn khiến địa đạo bị chia cắt.

Trong số này, địa đạo Vịnh Mốc là công trình làng hầm độc đáo được quân và dân đào để sống và chiến đấu trong những năm chống Mỹ. Ngày nay, địa đạo Vịnh Mốc đang được bảo tồn, tôn tạo và trở thành một địa chỉ du lịch hấp dẫn, đã được công nhận là di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.

Địa đạo thời chống Mỹ thu hút dân “phượt” ghé thăm - 2

Đoạn địa đạo khoảng 200m thường có khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu

Địa đạo Mũi Si ở thị trấn Cửa Tùng (trước đây thuộc xã Vĩnh Thạch) hiện tồn tại gần như nguyên trạng, nhưng ít ai biết đến. Địa đạo Mũi Si được quân và dân xã Vĩnh Thạch đào trong những năm chống Mỹ để trú ẩn, vừa chiến đấu, phục vụ việc vận chuyển lương thực, vũ khí vào chiến trường.

Địa đạo thời chống Mỹ thu hút dân “phượt” ghé thăm - 3

Khung cảnh êm đềm tại Mũi Si.

 

Địa đạo thời chống Mỹ thu hút dân “phượt” ghé thăm - 4

Khu vực bãi biển với ghềnh đá khá đẹp thu hút giới trẻ đến tham quan.

Mũi Si thuộc dải đất đỏ nhô ra biển khá tuyệt đẹp, là điểm đến lý tưởng của giới trẻ trên con đường tham quan Cửa Tùng, địa đạo Vịnh Mốc.

Địa đạo thời chống Mỹ thu hút dân “phượt” ghé thăm - 5

Ông Phan Văn Trung nhớ lại những năm tháng đào địa đạo để trú ẩn và đánh giặc.

Ông Phan Văn Trung (86 tuổi, ở thôn Thạch Bắc), là một trong những người mở nhát cuốc đầu tiên mở địa đạo Mũi Si. Ông Trung cũng là người chỉ huy Trung đội dân quân Thạch Trung, xã Vĩnh Thạch đào địa đạo này.

Ông Trung kể: “Địa đạo Mũi Si được đào năm 1967, trong điều kiện chiến tranh rất ác liệt. Khu vực này luôn hứng chịu lượng lớn bom đạn từ trên không trút xuống, phía Hạm đội ngoài biển bắn vào.

 

Trong giai đoạn chiến tranh, lệnh cấp trên yêu cầu mọi người dân phải sơ tán để bảo toàn tính mạng. Lực lượng dân quân du kích, trong đó có tôi ở lại bám đất giữ làng, tiếp tục chiến đấu. Xã Vĩnh Thạch là một trong những điểm tập kết quân lực, vũ khí, hàng hóa chi viện cho bờ Nam và tiếp tế cho đảo Cồn Cỏ. Vì thế, nơi đây được coi là “tọa độ chết”, mục tiêu hủy diệt của máy bay và tàu chiến Mỹ. Theo chủ trương của Huyện đội Vĩnh Linh, nhân dân và lực lượng vũ trang đào hầm để trú ẩn, vừa chiến đấu, vừa sản xuất”.

Địa đạo thời chống Mỹ thu hút dân “phượt” ghé thăm - 6

Phần cửa địa đạo hướng ra biển.

Bằng sức người, trí thông minh sáng tạo và ý chí “một tấc không đi, một ly không dời”, quân và dân xã Vĩnh Thạch đã kiến tạo nên hệ thống địa đạo đồ sộ để chuyển toàn bộ cuộc sống xuống lòng đất.

“Cả trung đội phải thắp đèn dầu thay phiên nhau đào cả ngày lẫn đêm, đào không ngừng nghỉ. Ban đầu, dự kiến đào ra nhiều hướng, nhưng khi đào được 3 hướng thì phải ngừng lại. Địa đạo được nghiên cứu đào cách mặt đất 2 m để vừa đổ đất, thoát nước và tránh ngập. Đất đổ ra biển gặp sóng cuốn đi để tránh bị địch phát hiện”, ông Trung cho hay.

Địa đạo thời chống Mỹ thu hút dân “phượt” ghé thăm - 7

Cửa địa đạo giúp cho không khí bên trong được điều hòa.

 

So với Vịnh Mốc thì địa đạo Mũi Si có quy mô nhỏ hơn với chiều dài khoảng 500m, gồm 3 cửa ra vào và 1 cửa thông hơi hướng ra biển. Trong địa đạo có đoạn mở rộng để làm nơi họp, có chỗ để nghỉ, giếng nước. Mặc dù quy mô không lớn, cấu trúc không phức tạp nhưng do điều kiện địa chất đất đá xen lẫn, các phương tiện kỹ thuật thô sơ và phải đào trong tình thế bom đạn đánh phá ác liệt nên quân và dân thôn Thạch Bắc và xã Vĩnh Thạch đã phải khắc phục rất nhiều khó khăn gian khổ để hoàn thành công trình này.

Theo ông Trung, việc đào địa đạo với mục đích trước hết là bảo vệ lực lượng; bảo vệ địa bàn, không cho quân địch vào bên trong, phục vụ vận chuyển lương thực, vũ khí vào chiến trường miền Nam thông qua bến đò Tùng Luật, phục vụ cho các đơn vị pháo.

Địa đạo Mũi Si hoàn thành đã góp thêm một công trình quan trọng trong hệ thống làng hầm Vĩnh Linh. Địa đạo này mặc dù mang đầy đủ tính chất của hầm hào, nhưng đã phát huy hiệu quả to lớn trong việc trú ẩn, nơi họp bàn triển khai tiến công và chiến đấu của lực lượng quân, dân địa phương.

Địa đạo thời chống Mỹ thu hút dân “phượt” ghé thăm - 8

Địa đạo Mũi Si là công trình thể hiện ý chí, quyết tâm của quân và dân trong thời điểm chiến tranh ác liệt.

Trong những năm sau đó, quân và dân thôn Thạch Bắc, xã Vĩnh Thạch đã tổ chức thắng lợi công cuộc sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, triển khai đánh địch trên biển, trên không, góp sức cùng các lực lượng giải phóng quê hương.

 

Địa đạo Mũi Si đã phát huy hiệu quả to lớn trong những năm chiến tranh và chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa. Địa đạo là công trình của sự đoàn kết, ý chí sắt đá, kiên trì vượt qua khó khăn, gian khổ của quân và dân để đương đầu, chiến đấu với kẻ thù.

Ông Trung trăn trở, hiện ở Vĩnh Linh không còn nhiều những địa đạo tồn tại đến bây giờ, ngoài địa đạo Vịnh Mốc. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp bảo tồn di tích nhằm phát huy giá trị giáo dục cho thế hệ sau, vừa phát triển du lịch.

Theo Đ. Đức/Dân trí
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm