Đời sống

Không đầu, không tim, không xương, cá Văn Xương có thể tồn tại được suốt 500 triệu năm cho tới tận ngày nay

Có thể bạn chưa bao giờ nghĩ rằng một loài động vật có thể sống mà không có đầu, tim và xương. Trên thực tế, loài này đã tồn tại cách đây 500 triệu năm và tồn tại cho tới tận ngày nay.

Cận cảnh cá dùng “súng nước” bắn hạ con mồi từ 3 mét / Loài cá đổi giới tính 20 lần mỗi ngày để giữ… chồng

Không đầu, không tim, không xương, cá Văn Xương có thể tồn tại được suốt 500 triệu năm cho tới tận ngày nay - Ảnh 1.

Cá Văn Xương.

Có thể bạn chưa bao giờ nghĩ rằng một loài động vật có thể sống mà không có đầu, tim và xương. Trên thực tế, loài này đã tồn tại cách đây 500 triệu năm và tồn tại cho tới tận ngày nay, ngoài ra chúng còn được coi là "anh em họ" của tổ tiên rất nhiều loài động vật có xương sống ngày nay. Họ động vật có xương sống ngày nay phát triển cực kỳ thịnh vượng, với hơn 60.000 thành viên, tất cả chúng đều có ngoại hình, thói quen và tính khí khác nhau, nhưng người "anh em họ" này chỉ còn có một con duy nhất còn sống, chúng có tên là loài Amphioxus - cá Văn Xương, loài này cũng được xem là hóa thạch sống.

Cá Văn Xương tuy được gọi là cá và khi nhìn sơ qua thì rất giống cá, nhưng thực chất không phải là cá. Trên hành tinh của chúng ta ngày nay, hầu hết các loài động vật tồn tại đều là động vật có xương sống, chẳng hạn như ngựa, gia súc, cừu, gà, vịt, chó, mèo, hổ báo, ba ba... Tất nhiên, có cả con người chúng ta nữa. Điều khiến cho loài "cá" đặc biệt này trở nên kỳ lạ và chẳng giống với bất cứ loài cá nào là chúng chúng là động vật sống đầu, không có xương sống nhưng vẫn được xếp chung với các loài động vật có xương sống, động vật có dây sống và tạo thành ngành Chordate.

Không đầu, không tim, không xương, cá Văn Xương có thể tồn tại được suốt 500 triệu năm cho tới tận ngày nay - Ảnh 2.

Các nhà sinh vật cho rằng cá Văn Xương là động vật trong giai đoạn tiến hóa chuyển tiếp từ không xương sống sang loài động vật có xương sống, ngày nay chúng được coi là là tổ tiên của các loài cá, nhưng chúng lại hoàn toàn không thuộc loài cá.

Không đầu, không tim, không xương, cá Văn Xương có thể tồn tại được suốt 500 triệu năm cho tới tận ngày nay - Ảnh 3.

Lớp da của cá Văn Xương cấu tạo có 2 lớp chính là biểu bì (epidermis) ở mặt ngoài và bì (dermis) ở bên trong. Khác với đa số động vật có xương sống, biểu bì của chúng chỉ có 1 lớp tế bào, còn lớp bì kém phát triển, chủ yếu cấu tạo bởi chất keo hay mô liên kết đàn hồi.

Có hơn 66.000 loài động vật trong bộ Phylum Chordata. Điều đặc biệt nhất là động vật có xương sống chiếm tỷ lệ lớn nhất, với hơn 66.000 loài, phân ngành sống đuôi chính là mực biển, và hiện có khoảng 3.000 loài được biết đến; và động vật sống đầu, chỉ có hai họ cá Văn Xương và cá Asymmetron - có 30 loài.

 

Không đầu, không tim, không xương, cá Văn Xương có thể tồn tại được suốt 500 triệu năm cho tới tận ngày nay - Ảnh 4.

Trên thực tế bộ xương của loài cá này chính là dây chạy dọc thân và về phía lưng từ đuôi đến đầu. Vùng khe mang, bộ xương là một mạng lưới gồm nhiều que liên kết nằm ngang và thẳng đứng. Các vây và xúc tu cũng được que liên kết nâng đỡ. Hệ thần kinh trung ương của chúng là một ống thần kinh chạy dọc cơ thể, nằm phía trên dây sống nhưng không đi tới đầu dây sống, được bọc trong một màng keo có tác dụng bảo vệ.

Mặc dù cá Văn Xương nhìn giống cá nhưng điểm khác biệt lớn nhất giữa nó và động vật có xương sống là nó không có đầu thật, các cơ quan về giác quan như khứu giác, thị giác và thính giác, ngay cả hộp sọ hay hàm răng cũng là một điều gì đó quá viễn tưởng đối với chúng. Loài vật này chỉ có một búi "chân" đàn hồi trên đầu giữ vai trò nâng đỡ cơ thể. Điều đáng kinh ngạc nhất là nó thậm chí không có tim, thay vào đó nó dựa vào nhịp đập của một phần mạch máu để vận chuyển máu.

Không đầu, không tim, không xương, cá Văn Xương có thể tồn tại được suốt 500 triệu năm cho tới tận ngày nay - Ảnh 5.

Hệ cơ của chúng ít phân hoá và mang tính chất phân đốt điển hình. Do vậy cơ chỉ có thể đảm bảo được các cử động uốn mình đơn giản, phù hợp với lối sống vùi mình trong cát. Hệ cơ gồm nhiều đốt cơ (myomera), săp xếp từ mút trước đến mút sau cơ thể. Các đốt cơ phân canh nhau bởi các vách ngăn bằng mô liên kết (myosepta). Các đốt cơ ở 2 bên phần thân sắp xếp xen kẽ cài răng lược với nhau. Nhờ vậy cá Văng Xương khi bơi thì cơ thể uốn mình theo mặt phẳng nằm ngang.

Amphioxus phân bố rộng rãi ở vùng nước nông của đại dương, Thanh Đảo và Hạ Môn ở Trung Quốc là môi trường sống chính của chúng. Ngoài ra, còn có các bờ biển Đông Nam Á và các bờ biển California và Florida, Na Uy, Địa Trung Hải và Châu Phi. Do giàu dinh dưỡng và hương vị thơm ngon, cá Văn Xương được coi là một món ăn ngon truyền thống ở Đông Nam Á.

Không đầu, không tim, không xương, cá Văn Xương có thể tồn tại được suốt 500 triệu năm cho tới tận ngày nay - Ảnh 6.

Cá Văn Xương dài 3 đến 5cm, hình thái rất lạ. Thân dài và dẹt trông gần giống như một chiếc đòn gánh. Toàn thân màu phớt hồng nửa trong suốt, có thể trông rõ những sợi cơ xếp song song theo chiều dọc. Chúng không có vảy, không có vây, không xương sống, nội tạng chỉ là một ống phức tâm đập nhịp nhàng. Không có giác quan như mắt, mũi, tai. Không có phân hóa đối với khí quan tiêu hóa. Ngoài miệng và họng ra, còn lại chỉ là một đoạn ruột dẫn thẳng đến hậu môn. Cá Văn Xương thường theo nước triều bơi vào vùng cửa sông nơi đáy biển nông, hầu như không có khả năng tự vệ nhưng lại có khả năng xuyên xuống đất. Tuổi thọ của chúng khoảng 3-4 năm, chúng thường vùi già nửa mình trong cát, trong khi nửa kia lộ ra ngoài để đón sinh vật phù du ngoài sông đưa tới.

 

Không đầu, không tim, không xương, cá Văn Xương có thể tồn tại được suốt 500 triệu năm cho tới tận ngày nay - Ảnh 7.

Hệ cơ của chúng ít phân hoá, do vậy chúng chỉ có cử động trong môi trường nước bằng các động tác uốn mình đơn giản. Khi không phải di chuyển chúng thường vùi mình trong cát. Cách hô hấp của cá Văn Xương cũng gần giống với các loài cá. Chúng rung động tiêm mao (các tua ở miệng) để đưa dòng nước từ tới khe mang. Vách của khe mang có nhiều mạch máu, tại đây xảy ra quá trình trao đổi khí.

Không đầu, không tim, không xương, cá Văn Xương có thể tồn tại được suốt 500 triệu năm cho tới tận ngày nay - Ảnh 8.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm