Đời sống

Lấy 1 nắm lá lốt kết hợp với thứ này: Đau cổ vai gáy, đau nhức xương khớp lâu ngày cũng đỡ

Để chữa đau mỏi vai gáy bằng lá ngải cứu, mọi người đã áp dụng một số phương pháp khác nhau.

Đau dạ dày lâu năm cứ lấy nắm lá tía tô làm theo cách này, cơn đau của bạn sẽ nhanh chóng tan biến / Loại rau người Nhật coi là ‘thuốc trường thọ’, chợ Việt bán rẻ như cho

Ngải cứu là một trong những vị thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau mỏi vai gáy. Theo Đông Y, ngải cứu có vị đắng, mùi hắc, tính ấm, không độc, có tác dụng trong việc ổn định khí huyết, giảm đau, trừ phong thấp, an thai, bổ máu, điều hòa kinh nguyệt. Để chữa đau mỏi vai gáy bằng lá ngải cứu, mọi người đã áp dụng một số phương pháp khác nhau như chườm nóng, uống hoặc đắp.

Bên cạnh đó, lá ngải cứu kết hợp với một số nguyên liệu khác cũng mang lại hiệu quả điều trị bệnh đau mỏi vai gáy rất tốt. Nếu sử dụng cách chữa đau mỏi vai gáy thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được tình trạng đau nhức vùng vai gáy dọc xuống thắt lưng.

Cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu đơn giản và hiệu quả

1. Chườm đắp ngải cứu và muối biển

Chườm ngải cứu và muối biển có tác dụng giảm đau nhức vai gáy, khớp gối, khớp háng và đốt sống thắt lưng. Đây là một trong những mẹo chữa đơn giản, dễ thực hiện và được áp dụng rộng rãi nhất.

Muối biển có vị mặn, không có độc, tính hàn, có khả năng lượng huyết, giải độc, thanh tâm, tả hỏa và dẫn các thuốc khác vào kinh mạch. Do đó kết hợp muối với ngải cứu có thể làm tăng hiệu quả giải huyết ứ và giảm đau nhức của thảo dược.

Cách dùng:

 

- Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi và 1 lượng muối vừa đủ

- Đem ngải cứu ngâm rửa sạch và để ráo nước

- Sau đó cho ngải cứu vào chảo cùng với muối, rang đều đến khi dược liệu tỏa mùi thơm

- Cho tất cả vào túi vải hoặc bọc trong khăn vải

- Chườm lên vùng vai gáy đau nhức trong 10 đến 15 phút giúp cải thiện cơn đau, cứng cổ và tê mỏi bả vai.

2. Dùng ngải cứu kết hợp với lá lốt và rượu trắng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Kết hợp ngải cứu với lá lốt và rượu trắng để giảm đau vai gáy, cải thiện tình trạng tê bì, cứng khớp, ê mỏi vai và yếu chi trên. Giúp giảm đau nhanh hơn so với bài thuốc khác. Ngoài khả năng giảm đau, bài thuốc này còn giúp làm ấm khớp, trừ phong thấp, cải thiện khả năng vận động và kích thích tuần hoàn máu.

Cách dùng:

 

- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt, 1 nắm lá ngải cứu và rượu trắng

- Đem lá lốt và lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước và giã nát

 

- Sau đó đem trộn với rượu trắng, nấu cho ấm lên và dùng túi vải bọc lại

- Chườm đắp lên vùng cổ, vai và gáy giúp giảm đau nhức, ê mỏi, tê bì và cứng cổ

3. Kết hợp ngải cứu với gừng tươi

Bài thuốc kết hợp từ ngải cứu và gừng tươi giúp giảm đau nhức vai gáy do tiếp xúc với gió, mưa hoặc do nhiễm không khí lạnh. Nhiệt độ lạnh khiến gân cơ co rút, giảm lưu lượng máu tuần hoàn dẫn đến vùng cổ vai gáy co cứng, đau nhức và tê bì. Với tính ấm, tác dụng hành khí và chỉ thống, bài thuốc này giúp tán phong hàn, thúc đẩy khí huyết lưu thông, làm giãn cơ vùng cổ và phục hồi chức năng vận động.

Cách dùng:

 

- Chuẩn bị 1 củ gừng tươi và 1 nắm lá ngải cứu

- Đem rửa sạch dược liệu, để ráo nước và giã nát

- Sau đó cho vào chảo, rang đều đến khi nóng thì tắt bếp

- Cho dược liệu vào túi vải và dùng chườm đắp lên vị trí đau nhức

4. Sắc nước ngải cứu uống

 

Chữa đau xương khớp bằng ngải cứu sắc cũng là một phương pháp được nhiều người bệnh áp dụng. Bài thuốc ngải cứu sắc có tính ấm, giúp đả thông kinh lạc, phong tán huyết ứ, giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu trong y học cổ truyền, sắc nước ngải cứu uống cũng giúp giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi, giúp máu lưu thông tốt hơn, chống viêm, kháng khuẩn.

Vì vậy bạn có thể yên tâm khi sắc ngải cứu chữa viêm khớp.

Cách thực hiện như sau:

Bạn chuẩn bị một bó ngải cứu tươi khoảng 300g.

Nhặt bỏ phần lá sâu, hỏng của ngải cứu, sau đó đem rửa sạch và để ráo nước.

 

Đem ngải cứu đã rửa sạch sắc cùng 1 lít nước.

Đun sôi ngải cứu trong khoảng 5 phút thì tắt bếp.

Chắt nước ngải cứu ra bát, chia làm nhiều phần và uống hết trong ngày.

Bạn cũng có thể dùng ngải cứu sấy khô hoặc trà ngải cứu để tiết kiệm thời gian chế biến.

Lưu ý: Bài thuốc này không thích hợp với những người âm hư, huyết nhiệt hoặc có bệnh viêm ruột cấp, bệnh lý về da. Trong thời gian uống nước ngải cứu bạn không nên tự ý sử dụng kết hợp các loại thuốc chống viêm không chứa steroid. Nếu muốn sử dụng kết hợp cần xin ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa xương khớp.

 

5. Chữa đau xương khớp bằng ngải cứu mật ong

Trong mật ong chứa một lượng lớn khoáng chất, vitamin giúp cơ thể chống viêm, kháng khuẩn. Kết hợp với ngải cứu tạo thành bài thuốc chữa bệnh viêm khớp hiệu quả.

Cách thực hiện như sau:

Bạn chuẩn bị một nắm ngải cứu nhỏ và 2 thìa mật ong nguyên chất.Ngải cứu nhặt và rửa sạch. Sau đó giã nát.

Cho ngải cứu đã giã nát vào bát, đổ thêm 2 thìa mật ong nguyên chất đã chuẩn bị vào.

 

Khuấy đều, chắt lấy phần nước cốt và uống.

Người bệnh kiên trì thực hiện bài thuốc này trong vòng 2 tuần để thấy hiệu quả.

Còn nếu những ai tay chân thường tê buốt vào buổi sáng hay bị chuột rút thì lấy: 15g lá lốt, 15g rễ bưởi bung, 15g rễ vòi vòi nấu lấy nước uống 3 lần trong ngày đảm bảo sau vài ngày là thấy công dụng liền luôn.

Lưu ý khi dùng ngải cứu chữa viêm khớp

Chữa đau xương khớp bằng ngải cứu là mẹo dân gian được lưu truyền lâu đời, và được đánh giá cao về hiệu quả. Tuy nhiên để việc sử dụng ngải cứu chữa viêm khớp đạt kết quả tốt nhất, người bệnh nên lưu ý một số điều sau:

 

Dùng ngải cứu chữa viêm khớp là bài thuốc dân gian, chỉ nên áp dụng với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Trường hợp các triệu chứng bệnh nặng nên đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tùy theo cơ địa mỗi người mà hiệu quả sử dụng ngải cứu chữa viêm khớp sẽ khác nhau.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên xin ý kiến của chuyên gia y học cổ truyền khi áp dụng chữa đau xương khớp bằng ngải cứu.

Sử dụng đúng liều lượng mỗi bài thuốc, không lạm dụng hoặc kết hợp tùy ý, tránh biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng như: Ngộ độc, tăng nguy cơ mắc bệnh về gan, co giật, nổi mẩn ngứa, phát ban. Khi thấy tình trạng này, bạn nên ngừng sử dụng ngải cứu và đến bệnh viện kiểm tra.

Ngoài việc sử dụng ngải cứu chữa đau xương khớp, bạn nên xây dựng lối sống lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh:

 

- Tập luyện

Đi bộ: Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa thấp khớp Grange, Bệnh viện Đại học Grenoble (Pháp) khuyên bệnh nhân xương khớp nên đặt mục tiêu đi được 6.000 đến 10.000 bước mỗi ngày. Ông khẳng định: "Tập thể dục là cơ sở của việc kiểm soát bệnh viêm xương khớp". Bạn có thể sử dụng đồng hồ, điện thoại thông minh để đếm bước đi của mình.

Tập plank: Nhà vật lý trị liệu Jérôme Auger, đồng tác giả với Giáo sư Francis Berenbaum của Cuốn sách lớn về viêm khớp (NXB. Eyrolles) đưa ra lời khuyên: Cơ bắp khỏe mạnh giúp giảm bớt căng thẳng cho các khớp.

Một cách tốt để tăng cường sức mạnh của xương khớp là tập plank. Plank là một bài tập sức mạnh liên quan đến việc duy trì một vị trí tương tự như hít đất trong thời gian tối đa có thể.

Plank phổ biến nhất là tấm ván cẳng tay được giữ ở tư thế chống đẩy, với trọng lượng cơ thể chịu ở cẳng tay, khuỷu tay và ngón chân. Nằm sấp, bạn đặt mình trên cẳng tay và nhón gót, lưng giữ thẳng.

 

- Nghỉ ngơi

Nếu bị đau nhức nhiều, người bệnh nên dừng các hoạt động và dành thời gian nghỉ ngơi. Ngoài ra biện pháp này còn giúp người bệnh cải thiện tâm trạng, giảm áp lực lên khớp xương tổn thương, mạch máu và các dây thần kinh liên quan.

Vì thế để thư giãn và cải thiện cảm giác đau nhức, người bệnh có thể nằm trên giường hoặc ngồi với tư thế thoải mái, giữ cho khu vực tổn thương không chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể.

- Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quá trình điều trị đau nhức xương khớp. Bởi thành phần dinh dưỡng trong các thực phẩm có vai trò duy trì sức khỏe xương khớp, giảm đau, giảm viêm, ngăn thoái hóa khớp và nâng cao sức khỏe tổng thể.

 

Thực phẩm nên ăn:

Thực phẩm giàu vitamin D, C: Cá hồi, cá ngừ, sữa, lòng đỏ trứng, tôm, nấm, dầu gan cá tuyết, cam, bông cải xanh, kiwi, ớt chuông đỏ, cà chua, dâu tây, dưa lưới vàng, khoai tây…

Thực phẩm giàu canxi: Sữa, sữa chua, các loại hạt, phô mai, hạnh nhân, rau lá xanh, các loại đậu, cá mòi, cá hồi, động vật có vỏ…

Thực phẩm chứa protein: Trứng, hạnh nhân, yến mạch, ức gà, phô mai, bông cải xanh, sữa…

Thực phẩm giàu axit béo omega-3: Dầu gan cá tuyết, trứng cá muối, cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, hàu, hạnh nhân…

 

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Cà chua, bông cải xanh, ớt chuông, dâu tây, việt quất, táo, cam, yến mạch, quả óc chó, hạnh nhân, trà, đậu đỏ…

Thực phẩm nên kiêng:

Thực phẩm rán, chiên xào nhiều dầu mỡ.

Thức ăn đóng hộp, chứa chất bảo quản.

Món ăn nhiều muối hoặc nhiều đường.

 

Thực phẩm cay nóng.

Thực phẩm chứa chất béo kém lành mạnh.

- Duy trì tư thế đúng trong sinh hoạt

Để cải thiện đau nhức xương khớp và các biểu hiện đi kèm, người bệnh cần thường xuyên đi lại; ngủ, ngồi, đi đứng và làm việc đúng tư thế. Cụ thể:

Tư thế ngồi:

 

Ngồi thẳng trên ghế có lưng tựa. Chân duỗi thẳng, không bắp chéo. Độ cao của ghế phù hợp với độ cao của bàn làm việc và màn hình máy tính.

Thường xuyên thay đổi tư thế, đứng dậy, đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng.

Tư thế ngủ:

Nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng khi ngủ. Không nên nằm sấp.Có thể đặt gối giữa thân người và giữa hai đầu gối khi ngủ nghiêng. Điều này giúp duy trì độ cong tự nhiên của cột sống và giảm áp lực lên các khớp xương.

Thường xuyên thay đổi tư thế trong suốt thời gian ngủ. Tránh việc duy trì chỉ 1 đến 2 tư thế.

 

Lựa chọn gối kê đầu có độ cao và độ mềm thích hợpĐảm bảo độ đàn hồi của nệm.

Đảm bảo ngủ đủ từ 7 – 8 giờ đồng hồ mỗi đêm để duy trì chức năng và sức khỏe xương khớp.

*Lưu ý: Trường hợp các triệu chứng bệnh viêm khớp không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra và điều trị, tránh biến chứng gây nguy hiểm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm