Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân tiểu đường thường cảm thấy mệt mỏi về cả tinh thần lẫn thể chất, ra nhiều mồ hôi, bệnh nặng có thể gây hôn mê. Tiểu đường nếu không được điều trị từ sớm có thể gây ra nhiều biến chứng khó chịu cho cơ thể như ngứa ngáy, mụn nhọt, lở khắp mình. Nguy hiểm hơn sẽ gây rối loạn chức năng tim, phổi, thận, thần kinh, sức đề kháng kém...
Người bệnh tiểu đường cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc kiểm soát cân nặng, tăng cường vận động và lựa chọn những thực phẩm phù hợp với cơ thể.
Đây là loại rau "giá rẻ" rất tốt cho việc ổn định đường huyếtTheo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hànlâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), rau xanh là loại thực phẩm rất quan trọng trong thực đơn của người tiểu đường, và người khỏe mạnh nhưng muốn phòng bệnh.
Lý do là bởi trong rau xanh thường chứa ít carbohydrate, đặc biệt là carbohydrate đơn đường và tinh bột. Điều này giúp người tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Rau xanh còn giàu chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Chất xơ giúp tăng cường sự bão hòa, giảm cảm giác thèm ăn và giúp kiểm soát mức đường huyết. Nó cũng có thể giúp cải thiện sự quản lý cân nặng và hỗ trợ tiêu hóa.
Ngoài ra, rau xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E, beta-carotene và các chất chống oxy hóa khác. Những chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương do stress oxy hóa, có thể gây hại cho người mắc tiểu đường.
Rau xanh thường có hàm lượng calo thấp, điều này có thể giúp người tiểu đường kiểm soát cân nặng và duy trì mức đường trong máu ổn định.
Dưới đây là một số loại rau có tác dụng ổn định đường huyếtdo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng giới thiệu.
1. Bí đaoCách dùng: Lấy 100g đậu xanh cùng 200g bí đao, sơ chế sạch và mang đi nấu canh. Ăn nóng 1 lần/ngày. Ăn liên tục 3 ngày.
2. Củ chuối tươiCách dùng: Vắt lấy nước, uống 1-2 chén con, cách mỗi giờ một lần. Tác dụng thanh nhiệt, chỉ khát.
3. Đậu đũaCách làm: Luộc ăn. Tác dụng ổn định đường huyết.
4. Cải cúcCách làm: Chuẩn bị 60g cải cúc, 1 bộ lá lách heo, 3 quả trứng gà. Lá lách heo rửa sạch, thái, nấu chín (không bỏ muối), đập 03 trứng gà vào, sau cho cải cúc. Nấu chín, ăn và uống cả nước.
5. Rau cầnCách làm: Rau cần 500g. Rửa sạch, xay, lọc lấy nước, đun sôi uống.
6. Củ cảiCách làm: Củ cải tươi (bỏ vỏ) 250g; Cá muối khô 25g. Nấu, ăn 1 lần/ngày. Cách ngày dùng 1 lần.
7. Rau muốngCách làm: Chuẩn bị cuống rau muống và râu ngô lượng đủ dùng. Rửa sạch, nấu lấy nước uống.
8. Sinh tố rau- Cải xoong 1 nắm; Tía tô 1 nắm.
- Củ cải 1 củ; Cà rốt 1 củ.
- Cần tây 1 nắm; Cải bắp 1 nắm.
- Mùi tây 1 nắm.
Cách làm: Rửa sạch, xay ép lấy nước uống.
Một số lưu ý để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường1. Giảm cân: Nếu bạn có cân nặng 90kg, hãy đặt mục tiêu giảm từ 5-10kg. Đồng thời, cố gắng duy trì cân nặng sau khi đã giảm.
2. Chế độ ăn uống:Lựa chọn chế độ ăn hàng ngày ít chất béo và đường. Hãy tập trung vào ngũ cốc nguyên hạt, rau quả và tránh thịt đỏ cùng các sản phẩm chế biến.
3. Tập thể dục: Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp giảm cân và kiểm soát mức đường trong máu. Hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và vận động 5 lần trong một tuần.
4. Từ bỏ thuốc lá: Thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2. Vì vậy, hãy từ bỏ thuốc lá hoàn toàn để bảo vệ sức khỏe.
5. Khám sức khỏe định kỳ: Định kỳ khám sức khỏe là cách tốt nhất để kiểm tra mức đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường loại 2, đặc biệt khi bạn đã có tuổi. Điều này giúp phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào và thực hiện các biện pháp phòng ngừa.