Đời sống

Lợi ích bất ngờ của củ tam thất, không phải ai cũng biết

Theo Đông y, tam thất vị đắng hơi ngọt, tính âm, nằm trong nhóm hoạt huyết hóa ứ, có tác dụng hành ứ, chỉ huyết, tiêu thũng. Dùng để chữa những chứng bệnh xuất huyết do huyết ứ, thủy thũng, ho ra máu….

Cách làm gỏi rau mầm trộn thịt bò thơm ngon, đơn giản nhất tại nha / Sai lầm khi ăn nấm kim châm dễ gây ngộ độc, đừng dại thử

Bộ phận dùng làm dược liệu

Hầu hết các bộ phận của tam thất đều được sử dụng để làm thuốc. Nhưng trong đó phần rễ củ tam thất là bộ phận thường được sử dụng làm dược liệu nhất.

Thu hoạch- Sơ chế

Tam thất sau khi trồng khoảng 5 – 7 năm thì mới thu hoạch lấy củ. Mùa thu hoạch chính là mùa hè. Củ tam thất sau khi thu hoạch sẽ được mang đi rửa sạch bùn đất, cắt bỏ phần rễ con và đem đi phơi nắng hoặc sấy khô để làm dược liệu.

Bảo quản

tam-that-4
Ảnh minh họa.

Tam thất phơi sấy khô được bảo quản ở nơi có độ ẩm dưới 13%.

Thành phần hóa học

Trong củ tam thất có một số thành phần hóa học như là:

– Saponin triterpen:

Saponin A, B, C, D

 

Acid oleanolic

Đường khử

– 16 acid amin khác như:

phenylalanin

leucin

 

isoleucin

valin

prolin

histidin

lysin

 

cystein

Các chất vô cơ như Fe, Ca.

Bào chế

Tam thất thường được sử dụng với nhiều dạng khác nhau như tán bột, dùng tươi, ủ rượu hoặc bào chế dưới dạng viên hoàn giọt.

Phụ nữ sau sinh có thể dùng gà ác hấp tam thất:

 

Gà ác 1 con, tam thất thái lát 30g, đương quy 08g, kỷ tự 16g, đại táo 20g. Các vị thuốc nhồi vào bụng gà, hầm cách thủy 2 tiếng.

Món ăn có tác dụng bồi bổ cơ thể, tiêu huyết ứ, huyết xấu trong cơ thể sản phụ, hồi phục nhanh sức khoẻ.

Đau thắt ngực do bệnh mạch vành:

Tam thất 20g, đan sâm 20g sắc uống hoặc lấy nước nấu cháo. Ăn liên tục trong vài tháng.

- Người bị ung thư, ngoài các thuốc đặc trị có thể dùng thêm tam thất sống (chưa sao) hỗ trợ điều trị:

 

Tam thất rửa sạch, thái lát. Các món ăn cho vài lát tam thất nấu cùng. Ngày ăn 30 - 40g tam thất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm