Đời sống

Mẹ chồng sáng sáng chặn cửa, 'soi' quần áo con dâu

Mẹ chồng tôi là một nhà giáo, bà về hưu đã gần 20 năm. Thời của bà, mọi thứ đều phải “khuôn vàng, thước ngọc”, con dâu phải đảm đang, "xuất giá tòng phu".

Bi kịch của người mẹ chồng chỉ yêu cháu trai mà thờ ơ cháu gái / Nàng dâu ức chế khi mẹ chồng ra điều kiện “phải có con trai mới được chia đất”

Tư tưởng đó đã ăn sâu vào tiềm thức nên lúc nào bà cũng mang ra để uốn nắn và áp đặt vào con dâu . Điều đó đã gây ra những xung đột căng thẳng giữa tôi và bà từ khi tôi bắt đầu về làm dâu.

Gia đình tôi thuộc dạng khá giả, bố mẹ đều là những người làm nghiên cứu khoa học nên dạy dỗ con rất cẩn thận. Tôi có học thức cũng quán xuyến gia đình, nội trợ bếp núc rất khéo léo.

Vì vậy, khi bước chân về làm dâu, tôi rất tự tin với nền tảng vốn có của bản thân. Nhưng tôi đã nhầm, bởi trong con mắt mẹ chồng, tôi luôn luôn là đứa vụng về, thiếu kiến thức thường nhật về cuộc sống.

Ảnh: Women Day

Ảnh: Women Day

Một ngày làm việc của tôi bao giờ cũng kết thúc vào lúc 7 giờ tối. Hai vợ chồng về nhà ăn cơm và cùng nhau dọn dẹp, chăm sóc nhà cửa. Tôi rửa bát thì anh đi giặt quần áo và lau nhà… Việc gì hai vợ chồng cũng đều cùng nhau san sẻ, để có thời gian nghỉ ngơi cho cả hai.

Mẹ chồng lại trách tôi là phụ nữ mà lại để đàn ông làm việc nhà. Bà nói mát mẻ: “Thời của mẹ, những việc trong gia đình thế này, mẹ phải tự làm hết, không bao giờ dám nhờ đến chồng".

Thấy mẹ chồng nói thế, tôi không dám nhờ vả chồng việc nhà nữa. Mọi chuyện gia đình nhà chồng tôi cũng không dám lơ là, xao nhãng để mẹ thấy hài lòng.

Mẹ chồng hắt hơi sổ mũi là tôi mua thuốc, mua đồ tẩm bổ cho bà. Bà có sở thích gì tôi cũng mua đồ đắt tiền về tặng. Nhưng điều đó cũng chẳng khiến mẹ thoải mái với tôi hơn. Bà không chê cái này thì chê cái kia.

 

Tết năm nay, biết mẹ chồng kỹ tính, tôi dậy từ sớm, cẩn thận làm mâm cơm Tất niên, cơm cúng sáng mùng 1 khá tươm tất với một con gà, bát canh măng, đĩa nem rán, rau xào… theo đúng phong tục truyền thống.

Vậy mà mẹ chồng vẫn ỉ ôi, chê con dâu nấu không đủ món. Bà nói, mâm cơm cúng bao giờ cũng phải đủ 8 đĩa 5 bát, đằng nay có mấy món lèo tèo, làm cơm cúng tổ tiên theo kiểu lấy lệ.

Công việc tôi đang làm cần phải đi giao tiếp nhiều, buộc tôi phải chăm chút tới ngoại hình và trang phục. Thấy tôi sắm sửa váy vóc, trang điểm đi làm, bà kêu tôi hoang phí.

Bà trách: “Nếp nhà này từ xưa đến nay vợ mà không biết tiết kiệm chỉ có tan hoang cửa nhà thôi. Ngày trước mẹ đi dạy học, cả năm có 3 bộ quần tây, áo cánh là đẹp lắm rồi”.

Cứ sáng bước chân xuống cầu thang mẹ chồng lại soi tôi từ đầu đến chân. Hôm nào thấy tôi mặc váy, bà sa sầm mặt, chê đồ hở hang. Bộ váy của tôi nào hở hàng gì, dài qua gối kèm áo sơ mi công sở lịch sự.

 

Chán cảnh nghe giọng mẹ chồng soi mói, chê bai đồ mặc, trước khi ra khỏi cửa, tôi vớ luôn chiếc áo chống nắng dài kín chân mặc ra ngoài bộ đầm. Bà không biết tôi mặc thế nào bên trong nên cũng chẳng kêu ca được nữa.

Hết cảnh bị mẹ chồng kêu ca về váy vóc, quần áo, tôi và mẹ lại rơi vào “cuộc chiến” không khoan nhượng trong căn bếp.

Tôi có thói quen mua đồ tươi nấu nướng cho cả nhà ăn, không ăn hết thì bỏ đi, cùng lắm là ăn sang bữa thứ hai. Nhưng tính tiết kiệm đến kham khổ dường như đã ăn sâu trong máu mẹ chồng tôi nên điều đó làm bà khó chịu.

Có bát canh thừa, lèo tèo vài miếng khoai, tôi định bụng đổ ra sọt rác, ai ngờ mẹ chồng lấy cất đi. Hôm sau bà lấy thêm ít khoai nữa cho vào nấu. Cả bữa cơm hôm đó tôi không dám động đũa vào bát canh.

Tôi đọc sách nhiều, được biết gia vị mì chính không tốt cho sức khỏe nên nấu ăn tôi không cho vào thức ăn.

 

Mẹ chồng thấy tôi không nêm, bà chê đồ nhạt nhẽo, bảo ngày xưa thời bao cấp, có một lạng mì chính là quý lắm...

Hai vợ chồng tôi kinh tế cũng khá, muốn bù đắp cho bà những năm tháng vất vả thờ chồng nuôi con mà bà không hiểu. Bà cứ duy trì những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ vào cuộc sống hiện đại ngày nay khiến ai cũng mệt mỏi.

Theo Minh Hằng/Vietnamnet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm