Mẹo sử dụng đũa an toàn cho sức khỏe
6 mẹo làm đẹp cực hữu ích dành cho cô nàng 'siêu lười' / Mẹo giúp lông mi dài cong vút với phấn rôm
Bởi vậy, gia đình cần áp dụng các biện pháp khử trùng, làm sạch trước và sau khi ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh.
Để đũa luôn sạch khuẩn và an toàn, cần biết cách bảo quản cũng như vệ sinh vật dụng sao cho hợp lý. Dưới đây là một số mẹo hay mách bạn.
Vệ sinh đũa mới mua
Sau khi mua về, cần rửa sơ với nước máy rồi bắt đầu rửa sạch bằng nước rửa chén. Ngâm trong nước nóng từ 15 phút đến nửa tiếng để diệt sạch vi trùng và vi khuẩn.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý chọn nước rửa chén phù hợp để hỗ trợ loại bỏ dầu mỡ hiệu quả, đồng thời không để lại cặn xà phòng hay hoá chất gây hại đến sức khỏe của cả gia đình.
Nên chọn sản phẩm chứa những thành phần lành tính từ thiên nhiên như nha đam cùng muối khoáng và nước cốt chanh, giúp đánh bay dầu mỡ nhanh chóng mà vẫn an toàn khi sử dụng. Không phẩm màu, không paraben, phù hợp để mẹ vệ sinh chén dĩa trẻ em.
Phơi khô sau khi rửa sạch
Sau khi hoàn thành quá trình rửa, bạn hãy ngâm đũa trong nước nóng để vi khuẩn và xà phòng bay hơi hoàn toàn. Thời gian ngâm nên kéo dài từ 15-30 phút, tùy vào lượng đũa trong một lần rửa.
Khi đã ngâm nước nóng xong, có thể hong khô đũa bằng ánh nắng mặt trời, hoặc để trên kệ bếp khô ráo, thoáng mát. Không đặt ở nơi ẩm ướt, nhiều côn trùng như chuột, gián tiếp xúc, hoặc dầu mỡ nhằm tránh vi khuẩn trú ngụ trên bề mặt dụng cụ, gây mất vệ sinh.
Vệ sinh khay đựng đũa thường xuyên
Một trong những điều cần đặc biệt lưu tâm khi bảo quản đũa hợp vệ sinh mà hầu hết nhiều chị em thường bỏ qua, đó là vệ sinh khay đựng đũa.
Bạn có biết, các khay đựng kín luôn là môi trường thuận lợi để sinh sôi vi khuẩn? Các loại vi khuẩn có hại này sẽ bám xung quanh muỗng đũa và sinh ra một số bệnh cho con người như kiết lỵ, tiêu chảy,... Chính vì vậy, đừng quên làm sạch khay chứa muỗng đũa thường xuyên, khoảng 2-3 tháng một lần.
Rửa đũa gỗ ngay sau khi sử dụng
Sau khi sử dụng đũa gỗ, bạn cần rửa đũa ngay lập tức. Không được ngâm hay để bên ngoài quá lâu vì gặp điều kiện thời tiết nồm ẩm sẽ giúp cho nấm mốc, vi khuẩn phát triển.
Đồng thời, bạn cũng không nên ngâm đũa cùng với nồi, chảo, chén bát vì những chất dầu mỡ và thức ăn thừa hòa lẫn, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập tuyệt hảo vào thân gỗ. Từ đó, việc này sẽ làm cho đũa nhanh mốc hơn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc gây hại sức khỏe.
Dấu hiệu cần thay đũa mới
Dấu hiệu rõ nhất để nhận biết cần thay đũa mới chính là sự đổi màu, tróc lớp phun sơn. Đồng thời, một số loại muỗng đũa inox sẽ còn có dấu hiệu trầy xước và biến dạng như bị cong, méo,... do được sử dụng để xào nấu trên nhiệt độ cao, hoặc tiếp xúc trực tiếp trên lửa với các món nướng.
Chưa kể, đối với một số đũa làm từ gỗ, chất liệu này thường hay bị mốc và dễ bám vi khuẩn nếu không được rửa sạch và bảo quản nơi khô ráo. Tương tự, chất liệu muỗng đũa cao cấp bằng sứ sẽ dễ bị sứt mẻ hoặc có vết nứt ở trên vật dụng.
Chính vì thế, sau 3-6 tháng, cần thay đũa mới dù vẫn có thể sử dụng tốt như vừa mua về. Bởi đây là dụng cụ ăn uống mà gia đình bạn sử dụng mỗi ngày, khi chúng tiếp xúc với nhiều môi trường và nhiệt độ khác nhau, muỗng đũa sẽ không thể đảm bảo tính an toàn và vệ sinh như ban đầu.
“Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”, nhà cửa sạch sẽ, chén bát trắng phau, đũa sạch thì bữa cơm mới ngon miệng và êm ấm. Đó là lý do đừng để những đôi đũa mốc và bong tróc lên mâm gia đình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết
Ảnh minh họa.