Muốn “nhảy lầu” với chiêu trò uốn nắn nàng dâu của mẹ chồng
Mẹ chồng không ngớt chửi rủa khi tôi sinh con gái / Mẹ chồng liên tục nấu cho mâm cơm cữ ngon lành, nhưng tôi chỉ nhìn rồi đậy lại và đưa ra 1 đề nghị
Trước khi cưới, Minh Hòa đã được bà Dinh - mẹ chồng dặn dò về thủ tục, khi đám rước dâu về, con dâu phải vào buồng lạy mẹ chồng, mời mẹ chồng ra, sau đó mới làm lễ cưới. Bà bảo, phong tục như thế để mẹ chồng - con dâu đỡ va chạm. Nhân thể, mẹ chồng Hòa còn kể, ngày trước, khi mua một con mèo về, người ta cũng phải cho con mèo lạy con chó “để chúng khỏi choành chọe bắt nạt nhau”.
Minh Hòa cứ choáng váng, đờ của người ra, nghĩ mãi vẫn không hiểu mẹ chồng tương lai "có ẩn ý gì". Lúc yêu nhau, người yêu cũng chỉ đưa về nhà có hai lần, bà Dinh cũng ngọt nhạt, vui vẻ, nên cô cũng không ngại ngần gì. Nhưng sau câu chuyện "mèo -chó" trước khi cưới, lòng Hòa đã ẩn ẩn nỗi sợ hãi mơ hồ. Nhưng đám cưới đã sẵn sàng, cỗ bàn đã đặt, thiếp cưới đã mời, thậm chí chưa đợi kẻng, "cơm cũng đã ăn" nên Hòa không có cơ hội "nghĩ lại".
Ngày kết hôn, chưa kịp trút bỏ bộ váy cô dâu vướng víu, Hòa đã được mẹ chồng gọi xuống bếp dọn dẹp tàn dư của 3 ngày đám cưới. Mấy chị họ ái ngại định làm giúp, bà Dinh đuổi về hết. Chồng Nhi thấy cô vợ bé nhỏ mặt, mồ hôi như tắm giữa mùa đông thì xót ruột, xông vào định giúp một tay thì mẹ ngọt nhạt bảo: “Cứ để hai mẹ con tôi nhẩn nha, vừa làm vừa tâm sự, cậu đừng phá đám”.
Cuộc nhẩn nha của bà kéo dài từ trưa đến nửa đêm. Đến khi hai vợ chồng định về phòng, chuẩn bị cho đêm tân hôn, thì bà Dinh lên cơn đau đầu, mỏi lưng, đau vai. Vì thế, bà Dinh gọi “anh Cả bóp đầu, bóp vai cho mẹ”. Bà còn ngượng ngùng bảo Hòa: "Vì đám cưới của vợ chồng cô mà mẹ mệt quá. Nuôi con trai mấy chục năm chỉ nhờ vào lúc này thôi".
Ngay từ hôm cưới, Hòa đã mơ hồ sợ hãi về mẹ chồng. Ảnh minh họa |
Đến khi chồng Hòa lê bước về đến phòng thì Hòa đã ngủ, mà chồng Hòa cũng mệt rã rời, chỉ kịp cởi quần áo rồi lăn ra ngủ. Đêm tân hôn, chuyện động phòng đều gác lại vài ngày hôm sau.
Nhưng đáng ngại là cơn đau đầu, mệt mỏi của bà Dinh ngày càng nhiều, nhất ngày nghỉ hai vợ chồng Hòa có thời gian quấn quýt nhau hay khi chồng Hòa đi công tác xa về, chỉ muốn về phòng riêng để “hỏi thăm” cô vợ trẻ. Bà đau lăn lộn và kêu gào thảm thiết và chỉ khi con trai tới bên bóp đầu cho bà thì bà mới đỡ.
Những cơn đau đầu “đúng lúc” như thế kéo dài tháng nay, nhiều lần Hòa thấy lo lắng, khuyên mẹ chồng đi khám, chiếu chụp xem có bệnh nguy hiểm không thì lập tức bà Dinh mắng cô là "chắc cô mong tôi bị bệnh nặng lắm".
Vì vậy, nhiều lần, chồng Hòa đã hẹn Hòa ra nhà nghỉ "tâm sự" trước khi về nhà. Nhiều khi Hòa thấy tủi thân khi có chồng rồi mà vẫn phải dấm dúi "ngủ" với nhau, ở những nhà nghỉ không có cảm giác an toàn, không đủ vệ sinh. Nhưng có nói thì chồng Hòa chỉ thở dài sườn sượt: "Thôi mẹ già rồi, cố gắng chịu đựng một chút". Hòa cũng không muốn làm chồng khó xử nên không dám làm căng.
Nhưng điều Hòa sợ nhất là bữa cơm gia đình lúc nào cũng như làm cỗ. Nhà có 6 người mà lúc nào cũng "4 đĩa, 3 bát", bày biện cầu kỳ. Cô bị mẹ chồng uốn nắn từ cách vo gạo, bóc tỏi đến việc thái thịt, rán cá. Lúc dọn cơm, bà Dinh còn bắt phải trình bày cho đẹp mắt, tỉa cả hoa cà rốt, cà chua cho sinh động, ngon miệng.
Mỗi ngày Hòa dạy học, đứng lớp 6 tiếng, mỏi dã chân, nói rát họng, về nhà lại đứng bếp không dưới 2 tiếng, nấu một bữa ăn cứ như để dự thi. Cô chịu không nổi. Nhưng mẹ chồng lúc nào cũng luôn miệng, vì tương lai, hạnh phúc con cháu.
Sợ nhất là có lần bà còn "đánh rơi" một cục tiền lẫn lộn nhiều mệnh giá lẫn lộn ở gầm bàn. Hòa dọn dẹp nhặt được, đút gói gọn vào giấy rồi đút vào túi, đến chiều về Hòa đưa nguyên cho mẹ chồng. Tuy nhiên, bà đếm đếm và kêu: "Sao lại thiếu 200 ngàn"". Hòa tái xanh mặt, không biết nói gì. Cô đâu có đếm xem đã nhặt được bao nhiêu tiền, nhặt được bao nhiêu, đưa nguyên bấy nhiêu. Giờ chả có cách nào để cãi.
Chồng Hòa thấy vậy cũng không chịu được, cũng bảo: "thiếu thì cũng thôi, mẹ nói thế vợ con nó nghĩ ngợi". Lập tức bà Dinh phẩy tay: "Ờ mẹ cũng chỉ nói thế, chứ hai mẹ con đi đâu mà thiệt".
Hòa ngậm đắng nuốt cay không nói thêm được lời nào. Cô đóng cửa buồng, bao nhiêu ấm ức, mệt mỏi vì mẹ chồng tuôn ra thành nước mắt, không có cách nào kiềm chế được. Chồng Hòa xót vợ và thấy mẹ quá phi lý nên đã cãi nhau với mẹ. Hòa nghe mẹ chồng dõng dọc: "Vợ như cái áo, rách, hỏng thì quăng, sắm cái mới. Còn mẹ anh chỉ có một".
Hòa cảm thấy rét run. Cô không biết sau này sẽ đối mặt với mẹ chồng thế nào?. Nhưng cô cũng không thể ép chồng ra ở riêng nếu như anh không muốn. Hơn nữa, với tính cách của mẹ chồng, chắc chắn bà sẽ làm mưa làm gió nếu chồng cô đòi ra ở riêng. Giờ cô biết phải làm gì?
"Đa số các bà mẹ có tâm lý “sở hữu” con trai, coi con trai như “bảo hiểm” tuổi già của mình. Vì thế, khi con lấy vợ. các bà luôn lo lắng, sợ con trai không cần, không chăm sóc mình nữa. Điều này đặc biệt nặng nề với các bà mẹ đơn thân, góa phụ hay ly hôn. Để kéo con trai lại bên mình, bà thường có thiên hướng chen vào giữa hai vợ chồng giữa khi thấy chúng quấn quýt vui vầy bên nhau. Sự dằn vặt, lườm nguýt này khiến cho cô gái non trẻ sợ “vỡ mật” và quay sang gây chiến với chồng" - bà Lê Thị Túy - chuyên gia tư vấn tâm lý.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát