Ngộ độc rượu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí
Ethyl alcohol (rượu cồn) là hợp chất thường có trong đồ uống có cồn, nước súc miệng, sản phẩm chiết xuất dùng trong nấu ăn, một số loại thuốc và các sản phẩm gia đình nhất định.
Việc người dân sử dụng rượu trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày hiện nay khá phổ biến, đặc biệt trong dịp Tết đến xuân về thì tình trạng này có chiều hướng gia tăng đáng báo động.
Ngoài các tai nạn giao thông gây ra bởi những người sử dụng rượu thì bản thân họ cũng có thể bị ngộ độc rượu, nhẹ thì cơ quan tiêu hóa bị tổn thương, nặng có thể dẫn tới hôn mê và tử vong.
Khi cơ thể phải nạp một lượng rượu quá nhiều và quá nhanh có thể ảnh hưởng đến hô hấp, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, phản xạ và có khả năng dẫn tới tình trạng hôn mê, tử vong.
Trường hợp ngộ độc rượu cũng có thể xảy ra khi người lớn hoặc trẻ nhỏ vô tình hoặc cố ý sử dụng các loại đồ uống trong gia đình có chứa cồn.
Nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc rượu cồn là do việc uống quá nhiều đồ uống có cồn, đặc biệt là trong một khoảng thời gian ngắn.
Trung bình, cơ thể con người chỉ có thể xử lý 1 đơn vị rượu/giờ. Uống quá nhiều rượu trong một khoảng thời gian ngắn khiến lượng cồn trong máu tăng, có thể khiến cho cơ thể hoạt động không bình thường.
Một ví dụ điển hình về tình trạng ngộ độc rượu được báo cáo tại Anh như sau: Có khoảng 36,000 người phải nhập viện vì ảnh hưởng của rượu năm 2013, 360 người chết vì ngộ độc rượu cồn ở Anh vào năm 2011.
Tác hại của rượu:
- Làm chậm chức năng não do đó bạn dễ bị mất thăng bằng, người lảo đảo, đi không vững, mất kiểm soát.
- Kích thích dạ dày gây nôn và cơ thể mất phản xạ - bạn có thể sặc, nghẹt thở khi nôn, hoặc hít ngược vào phổi.
- Các dây thần kinh điều khiển hơi thở và nhịp tim bị ảnh hưởng, hoặc ngừng trệ.
- Cơ thể bị mất nước, có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.
- Giảm nhiệt độ cơ thể, có thể dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt.
- Hạ thấp lượng đường trong máu, vì vậy bạn có thể bị động kinh.
Triệu chứng khi bị ngộ độc rượu như sau:
- Mơ màng, hay nhầm lẫn
- Nôn mửa
- Co giật, động kinh
- Thở chậm (dưới 8 lần thở/phút)
- Thở không đều (khoảng cách giữa các lần thở kéo dài hơn 10 giây)
- Da xanh xao, nhợt nhạt
- Nhiệt độ cơ thể thấp (hạ thân nhiệt)
- Bất tỉnh, không thể đánh thức được.
Nếu bạn nghi ngờ ai đó đã bị ngộ độc rượu, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế càng nhanh càng tốt. Trường hợp người ngộ độc bị bất tỉnh, không thể đánh thức sẽ có nguy cơ tử vong cao.
Cách xử trí:
Khi phát hiện người bị ngộ độc, dù nghi ngờ hay có bất cứ triệu chứng nào kể trên, chúng ta cần nhanh chóng thực hiện 1 số thao tác cứu chữa ban đầu như sau:
- Gọi cấp cứu ngay lập tức. Không chủ quan cho rằng người bệnh đang say rượu và chỉ ngủ.
- Cho người bệnh uống nước nếu có thể
- Cố gắng giữ ấm cho người bệnh
- Cung cấp thông tin: Trong quá trình cứu chữa, cần cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến việc ngộ rượu như số lượng rượu người bệnh đã uống, thời gian uống và triệu chứng gặp phải. Qua đó các nhân viên y tế sẽ có thêm dữ liệu để điều trị kịp thời cho người đang bị ngộ độc.
- Không để người bệnh 1 mình: Vì ngộ độc rượu ảnh hưởng đến phản xạ của người bệnh cho nên họ có thể bị sặc, nghẹt thở, không kiểm soát được hành vi và cần có người giúp đỡ và theo dõi triệu chứng của họ.
- Giúp người bệnh nôn: Nếu người bệnh muốn nôn, hãy giúp họ ngồi dậy để nôn. Nếu người bệnh chỉ có thể nằm, hãy xoay đầu sang một bên để hạn chế nguy cơ bị sặc.
- Cố gắng giữ cho người bệnh tỉnh táo, tránh để bị rơi vào trạng thái mất ý thức.
- Nhờ trợ giúp từ những người xung quanh: Sẽ rất khó để quyết định xem có cần phải can thiệp về mặt y tế với một người nào đó say rượu hay không. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh để xác định rõ hơn các triệu chứng.
Những việc không nên làm trong trường hợp bị ngộ độc rượu
Ngộ độc rượu cấp tính sẽ rất nguy hiểm. Dân gian có nhiều mẹo chữa say rượu, ngộ độc rượu nhưng thực tế có thể khiến bệnh trầm trọng thêm.
Hãy lưu ý những việc không nên làm khi gặp tình huống ngộ độc rượu như sau:
- Để người bệnh ngủ: Ngay cả khi người bệnh đã bất tỉnh hoặc ngừng uống rượu, nhưng rượu vẫn tiếp tục được thải ra từ dạ dày và ruột vào trong máu, do đó lượng cồn trong cơ thể tiếp tục tăng, dẫn đến tình trạng ngộ độc thêm nặng.
- Cho người bệnh uống cà phê: Rượu làm cơ thể bị mất nước và cà phê sẽ làm cho họ cảm thấy "khô" hơn nữa. Hiện tượng mất nước nghiêm trọng có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.
- Để người bệnh tự di chuyển: Rượu làm chậm chức năng của não và ảnh hưởng đến việc giữ thăng bằng. Nếu sau khi uống rượu mà người bệnh tự di chuyển có thể gây ra tai nạn.
- Để cho người bệnh tắm nước lạnh: Rượu làm giảm nhiệt độ cơ thể, điều này có thể dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt. Việc tắm nước lạnh sẽ làm cho người bệnh bị lạnh sâu hơn.
Hãy nói không với rượu và các đồ uống có cồn để đảm bảo sức khỏe
- Để cho họ uống thêm rượu: Tất nhiên đây là việc không nên và không được phép làm, tình trạng ngộ độc sẽ càng tăng thêm.
Không có số lượng rượu tối thiểu có thể gây ngộ độc rượu. Nó còn phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính, trọng lượng và tốc độ, số lượng rượu bạn uống, sức khoẻ tổng quát và các loại thuốc mà bạn đang dùng cũng có thể tác động.
Việc uống chén rượu vui xuân đầu năm có thể thành mối đe dọa với sức khỏe của nhiều người trong đó có ngộ độc rượu. Hãy thực hiện đón Tết và nói không với rượu để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?
Tử vi ngày 9/1/2025 của 12 con giáp: Tuổi Dậu đắc tài, tuổi Sửu cần cẩn trọng