Đời sống

Người tài đầu tư năng lực, kẻ ngốc lo làm đẹp CV: Sau 30 tuổi, nên đặc biệt chú trọng danh tiếng tại nơi làm việc

Năng lực là điểm cốt lõi tạo nên giá trị của một người. Nhưng sau 30 tuổi, danh tiếng mới là thứ quyết định độ suôn sẻ trong công việc của bạn.

Phật dạy 4 nỗi khổ lớn nhất đời người, ai cũng nên biết để sống an nhiên tự tại / Đời người ngắn ngủi, đừng phí hoài vào 3 thứ này

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bạn nghĩ sau 30 tuổi, ở nơi làm việc, mỗi nhân viên dựa vào điều gì để phát triển tiếp?

Có người trả lời dựa vào kinh nghiệm, lý lịch; có người nói dựa vào mối quan hệ. Nhưng bạn đã quên mất một điều, danh tiếng cũng rất quan trọng!

Tại sao lại nói như vậy?

Bởi vì ngành công nghiệp nào cũng đi theo mô hình kim tự tháp, càng lên cao, vị trí càng ít, vòng tròn càng nhỏ nhưng "tác động truyền miệng" càng lớn.

 

Bạn thử nhớ lại xem, khi ở độ tuổi 20, bạn đã làm gì?

Dựa vào CV với nhiều khoảng trống kinh nghiệm để tìm kiếm những công việc ở vị trí cơ bản đến trung cấp.

Trên thị trường lúc nào cũng có rất nhiều việc chức vị cao như trưởng bộ phận hoặc trưởng phòng,... Khi HR tuyển dụng, họ lên các trang web trên mạng, thu thập một loạt nhân lực và bắt đầu sàng lọc.

Nhưng với vị trí phó giám đốc, tổng giám đốc, mức lương trả tất nhiên cao, bù lại năng lực phải tương đương như thế. Do đó, nền tảng của những người thỏa điều kiện phải vững vàng, kiếm được người phù hợp thật sự rất khó khăn.

Nếu thời gian tìm kiếm quá lâu, công ty phải chịu tổn thất khi không có người điều hành, quản lý...

 

Người tài đầu tư năng lực, kẻ ngốc lo làm đẹp CV: Sau 30 tuổi, nên đặc biệt chú trọng danh tiếng tại nơi làm việc - Ảnh 1.

Có một bản CV đẹp thôi vẫn chưa đủ. Mảnh giấy này bạn có muốn thêm bớt thế nào là do bạn, thủ thuật làm đẹp CV đầy rẫy khắp mọi nơi, nhưng nó không thể qua mặt được các quản lý cấp cao khi bạn tiến hành phỏng vấn.

Thời điểm lúc đầu, đối với vị trí càng cao, người ta càng chú trọng vào "lời truyền miệng", nghĩa là nghe ngóng danh tiếng của bạn trong ngành thế nào. Sếp và đồng nghiệp cũ đánh giá bạn thế nào, khách hàng có cái nhìn gì về bạn?

Bởi vì đối với công ty họ, dù ứng tuyển vị trí giám đốc đi nữa, bạn cũng chỉ là "người mới", họ cần thông qua độ danh tiếng của bạn để đưa ra nhận định, cũng như nâng cao mức độ tin cậy với từng cá nhân.

Lúc này, nếu danh tiếng trong ngành của bạn càng cao, thì tấm danh thiếp của bạn càng có giá.

 

Có nhiều công ty sẽ chỉ hỏi về những chủ đề bình thường như tính cách của bạn, sự phát triển nghề nghiệp, quan điểm và xu hướng với thị trường hiện tại hay công ty khác...

Đừng nghĩ rằng đó là những câu hỏi vô nghĩa.

Ngược lại, thông qua những thông tin này, có thể phản ánh chân thực phẩm chất và kinh nghiệm của bạn, để xem bạn có phải là người có khả năng tư duy độc lập hay không. Bạn là người có chủ ý hay luôn nghe theo người khác?

Tại thời điểm này, các thói quen và kĩ năng phỏng vấn mà bạn đã học trước đó đều trở nên vô dụng. Bởi vì đối phương sẽ không "ra bài" theo lẽ thường, cũng không hỏi bạn theo quy trình.

Tôi có một người bạn tên S, anh ấy được một người bạn làm trung gian giới thiệu đi phỏng vấn ở vị trí cấp cao của một công ty.

 

Toàn bộ quá trình anh ấy kể lại không giống như đang phỏng vấn, mà giống một cuộc trò chuyện. Anh ấy và người sáng lập công ty đã nói chuyện suốt 3 tiếng đồng hồ trong quán cà phê như hai người bạn thân lâu ngày không gặp.

Thực ra bạn đừng lo lắng, vì chẳng có câu trả lời tiêu chuẩn nào cho những câu hỏi này. Thế nên hãy cứ bình tĩnh, đừng gò bó, trả lời mạch lạc và tự tin là được.

Câu chuyện này được người trong ngành lan truyền, kinh nghiệm nghề nghiệp của S nổi bật và được nhiều người biết đến.

Người tài đầu tư năng lực, kẻ ngốc lo làm đẹp CV: Sau 30 tuổi, nên đặc biệt chú trọng danh tiếng tại nơi làm việc - Ảnh 2.

Tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là sơ yếu lý lịch không quan trọng, mà là vị trí càng quan trọng thì càng cần nhiều nguồn tổng hợp thông tin, và so với danh tiếng, CV lại trở nên quá nhỏ bé.

 

Sau 30 tuổi, danh tiếng của bạn quyết định độ suôn sẻ trong công việc của bạn.

Vậy làm thế nào để chúng ta quản lý tốt danh tiếng của mình ở nơi làm việc?

1. Chú ý đến các chi tiết, làm việc có trách nhiệm

Khi công việc bạn tiếp quản xảy ra chuyện, không được vội "phủi mông" bỏ đi. Đó là hành vi dễ hủy hoại uy tín của bạn nhất.

Đừng vì thoải mái nhất thời mà quên đi trách nhiệm của mình. Những điều nhỏ nhặt này sẽ tích lũy và trở thành trái đắng cho bạn vào tương lai.

 

2. Luôn tỉnh táo, sáng suốt, nắm bắt mọi cơ hội

Dù ở đâu, cũng nên biết cách "quảng cáo" bản thân, bộc lộ tài năng của mình.

Khi bạn thể hiện được hết năng lực của mình, sẽ rất có lợi cho việc nâng cao danh tiếng sau này.

Do đó, nếu có cơ hội đi cùng khách hàng, hội thảo với người cùng ngành,... đừng ngại ngùng hay bỏ chạy, làm mất đi cơ hội hiếm có này.

Hãy bày tỏ suy nghĩ của bạn về vấn đề, kế hoạch hành động, phán đoán xu hướng và logic rõ ràng, rồi tên bạn sẽ sớm được mọi người ghi nhớ.

 

3. Coi trọng sự hợp tác

Hợp tác là sự mở rộng mối quan hệ giữa các cá nhân, đồng thời nó cũng là nền tảng để xây dựng danh tiếng.

Bạn đóng vai trò gì trong nhóm và liệu bạn có thể đảm nhận trách nhiệm của vai trò này hay không sẽ quyết định cách những người khác trong nhóm đánh giá về bạn.

Những đánh giá này sẽ lan rộng trong vòng kết nối của mọi người và danh tiếng của bạn sẽ được xây dựng một cách vô hình.

4. Sử dụng khen ngợi mang tính thương mại

 

Nếu bạn muốn nhận được sự đồng ý từ người khác, vậy bước đầu tiên bạn phải bày tỏ được thành ý của mình.

Ví dụ: Bạn muốn đồng nghiệp giới thiệu mình với người quen để có thu nhập mới, vậy bạn cần cho anh ta một thư giới thiệu trước.

Dùng ngôn ngữ khéo léo để khen ngợi đúng ưu điểm của người khác cũng là chiến lược kết bạn tại nơi làm việc.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm