Nguyên nhân khiến thai nhi bị nấc cụt trong bụng mẹ
7 loại thực phẩm là ‘thuốc ngừa K’, giúp giải độc tốt: Chợ Việt luôn sẵn, giá rẻ / Thảm trải sàn bốc mùi ẩm mốc: Không cần đem giặt, 4 nguyên liệu này sẽ giúp thảm thơm tho, sạch khuẩn
Hiện tượng thai nhi nấc cụt
Phần lớn các trường hợp thai nhi nấc trong bụng mẹ thường không phải vấn đề lớn. Nguồn ảnh: Internet
Việc thường xuyên theo dõi và phân tích những chuyển động của bé trong bụng sẽ giúp bạn cảm nhận được sự phát triển cũng như phát hiện ra những điều bất thường của bé.
Thai nhi nấc cụt như thế nào? Nếu bạn cảm nhận được cú giật đều (giống như đồng hồ tích tắc) hoặc giống những tiếng gõ đều phát ra từ bên trong bụng dưới thì cũng đừng quá lo bởi đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi nấc cụt. Thực tế, em bé trong bụng bị nấc là một hiện tượng bình thường và không đáng lo như nhiều người vẫn nghĩ. Thậm chí, đây còn là dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp của bé đang phát triển khỏe mạnh.
Những cơn nấc chỉ diễn ra khi hệ thần kinh trung ương của bé đã phát triển hoàn toàn để sẵn sàng cho việc thở. Thực tế, thai nhi có thể nấc từ rất sớm, ở giai đoạn đầu của thai kỳ (khoảng tuần thứ 9) nhưng chưa có bằng chứng nào chứng minh điều này vì lúc ấy bào thai còn quá nhỏ. Mãi cho đến cuối quý 2, đầu quý 3 của thai kỳ, bạn mới cảm nhận được điều này rõ ràng.
Nguyên nhân thai nhi bị nấc cụt
Phần lớn các trường hợp thai nhi nấc trong bụng mẹ thường không phải vấn đề lớn. Tuy nhiên nếu các cơn nấc cụt này xảy thường xuyên với tần suất hơn 4 lần/ngày và có dấu hiệu tăng lên cả về tần suất lẫn biên độ thì đó có thể là một hiện tượng bất thường và mẹ nên đi khám ngay.
Bé hiếu động thái quá
Những em bé hiếu động thường vung tay, đạp chân, hoạt động nhiều gây ra tình trạng nấc cụt thường xuyên hơn. Ngoài ra, ngay từ trong bụng mẹ, em bé đã bắt đầu tập các phản xạ bú mút nên đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra tiếng nấc.
Dây rốn quấn quanh cổ hoặc bị chèn ép
Khi dây rốn bị chèn ép, có nút thắt hoặc quấn quanh cổ sẽ làm giảm lượng máu và oxy cung cấp cho bé dẫn đến thai nhi bị nấc cụt. Mặc dù, điều này không phải quá nguy hiểm, tuy nhiên tốt nhất mẹ nên đi khám để được bác sỹ kiểm tra và có biện pháp can thiệp hợp lý.
Thiếu máu
Tình trạng thiếu máu hoặc giảm oxy trong máu cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra nấc cụt thai nhi.
Bà bầu cần làm gì khi thai nhi bị nấc?
Các nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt đều không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi ngoại trừ nguyên nhân dây rốn bị chèn ép. Khi em bé trong bụng bị nấc cụt đột ngột giật mạnh hơn, kéo dài kết hợp với những triệu chứng bất thường khác bà bầu nên đi khám càng sớm càng tốt. Một số phương pháp giúp thai nhi đỡ nấc:
Bà bầu giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ
Xây dựng và duy trì cho mình một chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi thường xuyên
Nếu tần suất xuất hiện cơn nấc tăng lên, mẹ bầu thử thay đổi tư thế. Ví dụ: từ nằm thẳng sang nằm nghiêng, hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng một chút. Việc thay đổi tư thế của bà bầu có thể giúp thai dễ chịu hơn và giảm bị nấc
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần