Những đại kỵ cần biết khi cúng ông Công ông Táo kẻo bất kính với thần linh
5 mẫu tranh phong thủy nên treo trong phòng khách, sang năm mới 2021 gia chủ yên tâm làm ăn, tiền về đầy túi / Trồng cây phong thủy kiểu này, gia chủ dễ làm ăn thất bát, xui xẻo đủ đường: Rất nhiều gia đình Việt phạm phải
Người Việt tin rằng Táo quân là vị thần bảo vệ gia đình, có nhiệm vụ báo cáo mọi việc với Ngọc Hoàng. Để được Táo quân giúp đỡ, người ta thường làm lễ tiễn đưa trọng thể.
Để được Táo quân phù trợ, người ta thường làm lễ tiễn đưa trọng thể. |
Theo phong tục của người Việt Nam, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày cúng ông Công, ông Táo hay còn gọi là Tết Táo quân. Người Việt xưa tin rằng Táo quân là vị thần bảo vệ gia đình, có nhiệm vụ báo cáo mọi việc tốt xấu trong năm với Ngọc Hoàng.
Ý nghĩa của tục cúng tiễn ông Công ông Táo
Theo tác giả Minh Đường trong cuốn Nghi lễ dân gian - Nghi lễ cúng gia tiên, trong các vị thần, người Việt xưa quan niệm thần Bếp là vị thần theo sát cuộc sống của người dân nhất.
Với vai trò là tay chân của Ngọc Hoàng, thần Bếp đến muôn nhà ghi lại mọi việc tốt xấu để hàng năm vào mỗi dịp 23 tháng Chạp trở về bẩm báo.
Thông qua báo cáo của thần Bếp, Ngọc Hoàng sẽ có sự thưởng phạt khác nhau cho mỗi gia đình. Chính vì vậy, phong tục cúng, tiễn ông Công ông Táo về trời vào mỗi dịp cuối năm rất được người dân coi trọng và tổ chức trọng thể.
Ngoài ý nghĩa đó, theo tác giả cuốn Nghi lễ dân gian - Nghi lễ cúng gia tiên, người Việt xưa rất mực coi trọng Thổ Địa (Thổ Công) còn bởi có đất đai mới có nông nghiệp, là chỗ dựa cơ bản nhất cho sự tồn tại của con người; cung cấp nơi cư trú, cơm áo, chỗ đi lại...
Chính vì niềm tin tín ngưỡng mạnh mẽ trên mà người Việt rất chú trọng lễcúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Do đó, khi hành lễ có những điều kiêng kỵ sau cần tránh kẻo phạm tới thần linh.
Cúng trong bếp
Nhiều người cho rằng cúng ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là trông coi bếp núc. Vậy nên, phải cúng ông Táo dưới bếp, còn ông Công trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi ông Táo là một vị thần cao quý, luôn phải được thờ phụng trên bàn thờ chính của gia đình – nơi sạch sẽ và trang nghiêm nhất.
Trên bàn thờ luôn bát hương, bát chính giữa là dành để thờ thổ công, long mạch, táo quân, tiền chủ. Để cầu xin may mắn, bình an cho gia đình. Vì vậy, không có ai đặt bát hương hay bàn thờ ở dưới bếp cả. Đồng thời, bếp là nơi đun nấu, chứa nhiều uế tạp, sẽ xúc phạm đến thần linh.
Không thả cá chép từ trên cao
Vào ngày 23 tháng Chạp, cá chép tượng là vật phẩm đưa ông Công ông Táo lên chầu trời, tượng trưng cho thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, gia chủ không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước. Một mặt cá sẽ chết – ông Công ông Táo không thể lên chầu trời, mặt khác thể hiện sự phạm thượng, bất kính tới thần linh. Gia chủ nên chọn địa điểm mép nước ở sông, hồ, nhẹ nhàng thả cá xuống. Chú ý không ném cá túi nilon xuống để bảo vệ môi trường.
Không khấn xin tài lộc, sung túc
23 tháng Chạp là dịp để ông Công ông Táo lên thiên đình để bẩm báo với Ngọc Hoàng về những việc lớn nhỏ trong một năm qua. Vậy nên, gia chủ đừng khấn xin tài lộc vô ích. Thay vào đó hãy thành tâm khấn vái, cầu xin thần linh phù hộ cho gia đình bình an hạnh phúc là đủ.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ưu đãi trải nghiệm du lịch mùa Tết
Khoản tiền 5 triệu không cánh mà bay, mẹ chồng gào thét tìm kẻ trộm, nhưng sự thật phơi bày khiến cả nhà sững sờ
Chị dâu lỡ tay tắt công tắc, mẹ chồng nổi trận lôi đình: Câu chuyện gia đình hé lộ sự thật cay đắng
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn