Những loại thực phẩm sẽ trở nên ''cực độc'' khi ăn sống
Ăn giá đỗ thường xuyên có tốt cho sức khỏe? / Tử vi ngày 1/5/2022 của 12 cung hoàng đạo
Nhiều loại động vật có vỏ giống như hàu, ngao, sò... có thể chứa virus vi khuẩn. Hàu sống (hoặc chế biến chưa chín hẳn) luôn ẩn giấu vi khuẩn vibrio, có thể gây ngộ độc cho cơ thể sau khi ăn xong. Vì vậy không nên ăn sống các loại động vật có vỏ này.
Đôi khi, những con hàu thu hoạch từ vùng nước bị ô nhiễm còn chứa cra virus Noro gây nôn mửa và tiêu chảy. Để tránh nhiễm virus, vi khuẩn có hại, bạn cần nấu chín tất cả các loại hải sản trước khi ăn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Cá ngừ
Khi bạn ăn món sushi, bạn mong muốn được ăn những con cá ngừ tươi sống nhất. Tuy nhiên, cá ngừ sống cũng có một hàm lượng thủy ngân rất cao, có thể có tác dụng độc hại đối với hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ương.
Một nghiên cứu về dinh dưỡng cũng cho thấy lượng thủy ngân khi ăn cá chín thấp hơn 40-60% so với cá sống.
Hạnh nhân
Hạnh nhân đắng phát triển như một loài thực vật có chứa chất xyanua. Có nghĩa là trong thân, hạt và lá của nó có chứa xyanua. Đây là một chất cực độc đối với cơ thể. Vì vậy, tốt nhất là chỉ nên ăn hạnh nhân đã được nấu chín hoặc rang chín.
Khoai mì
Lá và củ khoai mì sống có chứa glycoside cyanogen, chất giải phóng cyanide khi ăn có khả năng gây chết người. Do vậy, không nên ăn khoai mì sống, bạn nên rửa kỹ, gọt vỏ và nấu chín trước khi ăn.
Cà tím
Cà tím là một trong những loại thực phẩm được xếp vào nhóm dinh dưỡng cao và chúng có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người như: Ngăn ngừa ung thư ruột già, hỗ trợ giảm cân...
Cà tím sống có chứa chất solanine, chất độc giống như trong khoai tây sống, vì thế cà tím cũng được xếp vào danh sách các loại thực phẩm không nên ăn sống.
Các loại đậu
Đậu cũng rất tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều chất đạm và chất chống oxy hóa. Nhưng đậu chỉ tốt khi được chế biến đúng cách như luộc hay hầm mà thôi còn bạn tuyệt đối không nên ăn sống chúng. Khi chưa nấu chín, chúng chứa chất saponin ở lớp ngoài và hemagglutinin có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, nôn bửa, buồn nôn...
Bột mì
Bột mì thô có chứa một lượng hợp chất được gọi là phytates hoặc axit phytic cao hơn. Phytates liên kết với một số khoáng chất - chẳng hạn như sắt, kẽm và canxi - ngăn không cho chúng hấp thụ vào cơ thể.
Một số phytate có thể bị phá hủy ở một mức độ nào đó khi lên men, xảy ra khi có men trong bánh mì và vì vậy bột mì cần được ủ men trước khi làm chín.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Hôm nay tôi mới biết vỏ quả lựu là “báu vật”, giữ ở nhà vừa thiết thực vừa tiết kiệm tiền. Hãy chia sẻ ngay cho gia đình bạn nhé
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Đổ giấm lên thịt, nhận ngay lợi ích tuyệt vời mà bạn chưa bao giờ ngờ tới