Những trường hợp tuyệt đối không được ăn rau ngải cứu, phụ nữ mang thai lưu ý
Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh kiểu này là đang rước ung thư, bệnh tật vào nhà mà nhiều người mắc phải / Nếu bạn ăn ngô buổi sáng điều gì sẽ đến với sức khỏe sau 1 tuần?
Theo Đông y, ngải cứu là loại cây thuốc chữa bệnh, có thể chế biến thành những món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng… và là một trong những vị thuốc bổ dành cho người bị động thai, sảy thai liên tiếp, nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu.
Tuy nhiên, vì dược tính cao nên ngải cứu cũng có nhiều tác dụng phụ. Với một số người, nếu dùng ngải cứu quá nhiều có thể gây ra ngộ độc, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới chân tay run giật cục bộ hoặc co giật. Sau vài lần có thể dẫn đến co cứng, nói sàm, thậm chí tê liệt, có tổn thương ở tế bào não… và di chứng để lại là hay quên, ảo giác, viêm thần kinh…
Một số người không nên dùng rau ngải cứuNgười rối loạnđường ruột không nênăn rau ngải cứu. |
Ngải cứu có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng. Nhưng cũng chính tác dụng này khiến người bệnh rối loạn đường ruột ăn phải sẽ khó kiểm soát bệnh và bệnh ngày một nặng hơn.
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầuCó hai trường hợp, nếu mang thai và thai phát triển bình thường: Không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu.
Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai thời kỳ 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ dược liệu nào, đặc biệt là ngải cứu. Tuy nhiên với một số trường hợp bị động thai có dấu hiệu ra máu, bạn có thể dùng ngải cứu bằng cách sao cháy, sau đó vẩy một chút nước vào cho hết hỏa độc và sắc lên uống. Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng khi uống, tốt nhất đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng và kịp thời.
Người mắc bệnh viêm ganTrong ngải cứu có loại tinh dầu dễ bay hơi. Nó là dược tính có thể chữa bệnh nhưng cũng là độc dược. Nếu tinh dầu này đi vào gan sẽ gây rối loạn tế bào gan dẫn đến viêm da cấp tính, gây vàng da, xơ gan cổ trướng và nước tiểu có dịch mật.
Lưu ý: Không chỉ những người có bệnh trên mới phải kiêng ngải cứu mà người bình thường cũng nên dùng ngải cứu đúng cách. Chỉ nên ăn vừa phải, không ăn nhiều cùng lúc hay liên tục trong một thời gian.
Các món ăn kèm rau ngải cứu có tác dụng chữa bệnh
- Chữa kinh nguyệt không đều: Thịt nạc heo băm nhỏ, ướp hạt nêm, xào qua, nêm nước, đun sôi cho rau ngải cứu. Canh sôi đều, nêm hạt nêm vừa miệng, ăn nóng.
- Chữa đau đầu: Lấy một nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm hạt nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín.
- Bồi bổ sức khỏe, hoạt huyết, xương cốt dẻo dai: 1 con gà đen khoảng 500gr, 3 trái táo đỏ, ý dĩ, kỷ từ, 3 lát sâm ta, ngải cứu, hạt sen, tam thất, hạt nêm. Gà làm sạch, mổ moi, nhồi tất cả các nguyên liệu vào trong gà, cho gà vào nồi, đổ săm sắp nước, nêm hạt nêm vừa miệng, tần cho đến khi gà mềm nhừ.
- Dành cho người bị động thai hoặc giảm đau thấp khớp: Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Thái nhỏ lá ngải cứu, nấu lấy nước để nấu cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 - 5 ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Chồng trút giận sau hành động tàn nhẫn của mẹ chồng: Câu cảnh báo khiến bà tái mặt
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được