Những yếu tố giúp Việt Nam tăng 4 bậc về năng lực cạnh tranh du lịch
Đến Nha Trang du lịch đừng quên check-in ở 8 hòn đảo này / ‘Vịnh Hạ Long trên cạn’ đẹp ngỡ ngàng qua ống kính du khách nước ngoài
Việt Nam tăng 4 bậc về năng lực cạnh tranh du lịch
Trong báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2019 (Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF) được công bố mới đây, năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam cải thiện đáng kể, từ hạng 67/136 lên hạng 63/140 so với năm 2017.
So với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam có mức thăng hạng nhiều nhất, tuy nhiên vẫn được xếp thấp hơn các nước trong khu vực. Cụ thể, Việt Nam tăng 4 bậc, đứng thứ 63/140, trong khi đó Singapore (đứng thứ 17, giảm 4 bậc), Malaysia (vị thứ 29, giảm 3 bậc), Thái Lan (vị thứ 31, tăng 3 bậc), Indonesia (vị thứ 40, tăng 2 bậc).
Việt Nam hiện xếp cao hơn các nước như Brunei (vị thứ 72), Philippines (vị thứ 75, tăng 4 bậc), Lào (vị thứ 97, giảm 3 bậc) và Campuchia (vị thứ 98, tăng 3 bậc).
Sự tăng bậc nhờ nhóm chỉ số tài nguyên văn hóa, tài nguyên tự nhiên của Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp vào nhóm cao của thế giới. Trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta đứng thứ 2 về tài nguyên văn hóa và du lịch công vụ và thứ 3 về tài nguyên tự nhiên.
Việt Nam cũng được đánh giá cao đối với sức cạnh tranh về giá, tăng 13 bậc xếp hạng 22 trên thế giới, với sự cải thiện đáng kể về giá phòng khách sạn, giá nhiên liệu, thuế và lệ phí sân bay… Ở Đông Nam Á, chỉ số này của Việt Nam xếp trên Philippines (hạng 24) Thái Lan (25), Campuchia (49), Singapore (102)…
Mức độ mở cửa quốc tế tăng 15 bậc lên hạng 58 do chỉ số yêu cầu thị thực của Việt Nam cải thiện đáng kể. Ngoài ra, một số nhóm chỉ số khác được xếp vào nhóm trung bình cao thế giới (từ hạng 36-70), gồm có: nhân lực và thị trường lao động (hạng 47); hạ tầng hàng không (50); an toàn và an ninh (58); môi trường kinh doanh (67)…
Báo cáo năm nay được Diễn đàn Kinh tế thế giới thực hiện cơ bản dựa trên kết quả hoạt động năm 2017-2018. Trong đó, báo cáo đưa ra đánh giá và xếp hạng 140 nền kinh tế trên cơ sở đo lường 14 nhóm chỉ số (thang điểm từ 1 đến 7) với 90 chỉ số thành phần được xếp theo 4 yếu tố: Môi trường hoạt động; Chính sách và điều kiện phát triển du lịch; Cơ sở hạ tầng; Tài nguyên văn hóa và tự nhiên.
Những dấu ấn du lịch Việt Nam
Có thể thấy, thời gian qua du lịch Việt Nam đã đạt những con số ấn tượng. Khách quốc tế đến Việt Nam trong 3 năm qua đã tăng trưởng mạnh, năm 2018 lượng khách đến đã tăng gần gấp đôi so với năm 2015. Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới xếp thứ 3/10 quốc gia điểm đến có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế nhanh nhất thế giới năm 2018, sau khi đã xếp thứ 6/10 vào năm 2017.
Nhiều sản phẩm du lịch Việt Nam được thị trường nhìn nhận và đánh giá cao như: du lịch tham quan cảnh quan, di sản di tích, nghỉ dưỡng biển, núi, du lịch tâm linh, lễ hội, ẩm thực, du lịch thể thao mạo hiểm, nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch MICE... Các sản phẩm tham quan cảnh quan như: Vịnh Hạ Long, cố đô Huế, Hội An, Mỹ Sơn,.. Du lịch thể thao mạo hiểm như khám phá Sơn Đoòng, Phong Nha – Kẻ Bàng…nghỉ dưỡng biến Phú Quốc, Nha Trang, Mũi Né… cũng được du khách trong nước và du khách quốc tế yêu thích.
Thị trường du lịch Việt Nam nhiều tiềm năng khai thác, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều hãng hàng không quốc tế và Việt Nam, nhiều đường bay thẳng đến Việt Nam được mở, tiêu biểu như hãng New Air New Zealand kết nối Việt Nam – New Zealand; Thượng Hải – TP.HCM; Thổ Nhĩ Kỳ - Hà Nội, TP.HCM; Đà Nẵng – Hồng Kông; Sydney/Melbourne – TP.HCM; Đồng Hới – Chiang Mai… Ngoài ra, một số sân bay được xây mới, nâng cấp, mở rộng: Sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng …, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Công tác xúc tiến, quảng bá đến các thị trường du lịch trọng điểm, tiềm năng như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Úc… cũng được chú trọng, đầu tư.
Đặc biệt, chỉ trong gần một thập kỷ trở lại đây, Việt Nam đã và đang hình thành các quần thể nghỉ dưỡng tích hợp đầy đủ tiện ích theo mô hình “all in one”, biến chuyến đi của du khách trở nên thú vị và đặc biệt hơn.
Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các khu lưu trú chất lượng, quy hoạch đồng bộ hạ tầng vui chơi giải trí, mua sắm… cho khách du lịch, các tập đoàn đầu tư lớn ở Việt Nam còn hướng đến kết nối nhiều lĩnh vực, tạo nên hệ sinh thái điểm đến như một điểm nhấn khác biệt trong chiến lược cạnh tranh.
Những hệ sinh thái hoàn chỉnh như vậy vừa tăng sức hút cho điểm đến, vừa tăng doanh thu cho ngành du lịch bởi sự hấp dẫn của các tiện ích và sự thuận tiện khiến du khách không ngại ngần rút hầu bao để trải nghiệm.
Tuy nhiên, để du lịch bứt phá trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có đóng góp quan trọng vào GPD của cả nước, thời gian tới Việt Nam vẫn phải giải quyết những hạn chế liên quan đến chất lượng lao động, công nghệ thông tin và truyền thông, hạ tầng dịch vụ du lịch, vấn đề thị thực…
Đặc biệt cần chú trọng công tác xúc tiến quảng bá, hướng đến các thị trường khách du lịch trọng điểm của Việt Nam; xây dựng các gói sản phẩm kích cầu để giới thiệu đến các thị trường trên cơ sở sự hưởng ứng tích cực của các hãng hàng không có đường bay kết nối trực tiếp với các thị trường và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch. Đồng thời, thành lập các văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người