Nước mía trị thử nhiệt, viêm đường tiết niệu
Những món tuyệt đối không ăn khi đi lễ chùa tránh gặp xui xẻo, nhiều người ăn rồi mới biết / Bị sốt xuất huyết hãy ăn món này, khỏi bệnh cực nhanh và ngừa biến chứng rất tốt
Mía chứa nhiều đường, chủ yếu là sucrose; các chất nitơ: protein, pepton, amid, nitrat và muối amomi; các chất vô cơ (Fe, Al, Mg, P, Ca, S…); vitamin nhóm B và D; tinh bột; gôm, sáp,... Mía cung cấp nhiều nhiệt lượng, bổ sung nước trong trường hợp mất nước sinh lý (lao động, nắng nóng) và bệnh lý (trúng nắng, sau cơn sốt rét cơn...); dự phòng đái tháo đường, ức chế sự phát triển u bướu; là nguyên liệu sản xuất đường cát, đường phèn.
Theo Đông y, mía có vị ngọt tính mát; vào phế, vị. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giáng khí lợi niệu. Trị thử nhiệt làm tổn thương tân dịch, đau họng, khản giọng, mất tiếng, viêm khí phế quản, ho đau rát họng, tiểu ít tiểu dắt, nhiễm độc thai nghén nôn ói phù nề, mất nước khát nước, táo bón. Rễ mía tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt, chữa sỏi tiết niệu. Dùng 500-1.000g/ ngày, ép lấy nước.
Nước mía.
Một số thực đơn dùng nước mía chữa bệnh
Nước mía: mía tươi róc vỏ, đẵn khúc ăn hoặc nước ép mía để mát uống. Dùng cho người bị sốt, khô họng, tiểu dắt.
Nước mía gừng tươi: nước mía ép 50-100ml, thêm nước gừng tươi theo tỷ lệ 7/1. Uống nhấp từng ít một. Trị trào ngược dạ dày thực quản, nôn ra thức ăn dịch vị.
Nước mía nóng: nước mía ép, đun cách thủy đến sôi, mỗi lần 100ml, ngày uống 3 lần. Dùng cho người bị nôn oẹ, nôn khan dai dẳng.
Cháo kê nước mía: nước mía 400g, hạt kê xát bỏ vỏ 200g. Nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng tốt cho người viêm khí phế quản ho khan, miệng khô, họng khô, chảy nước mắt nước mũi.
Nước mía ngó sen: nước mía 500-100g, ngó sen 500g. Ngó sen nghiền ép vụn hòa lẫn với nước mía, chia 3 lần uống trong ngày. Dùng cho người viêm đường tiết niệu cấp (tiểu dắt buốt, đau khi tiểu và tiểu ra máu).
Nước mía củ cải bách hợp: nước mía 100ml, nước ép củ cải 100ml; bách hợp 100g. Bách hợp nấu trước cho chín nhừ, cho nước mía và nước ép củ cải vào, đun sôi, khuấy đều. Uống trước khi đi ngủ. Dùng cho người viêm họng, viêm nóng thanh khí phế quản, ho khan.
Ngũ trấp ẩm: nước lê, nước mã thầy, nước lô căn, nước mạch môn, nước giá đỗ, lượng bằng nhau, hòa chung uống hoặc hấp cách thủy uống. Tác dụng thanh nhiệt sinh tân. Trị ôn bệnh làm tổn thương tân dich, miệng háo khát, họng khô, lưỡi đỏ ít rêu.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, tiêu chảy nên thận trọng (chỉ dùng mía nướng hoặc nước mía đun sôi).
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết