Đời sống

Phương pháp tạo động lực kích thích trẻ sáng tạo trong học tập

Chỉ với sự tâm huyết và lòng yêu trẻ mới có thể tiếp thêm động lực cho người giáo viên mầm non kiên trì soạn những giáo án hay với những bài học bổ ích cho con trẻ.

Cố nhân dạy: 3 việc tối kỵ sau tuyệt đối không nên đùa / Những điều cấm kỵ làm khi bụng đói nhưng rất nhiều người mắc

Say mê với phương pháp dạy học mới

Ngày nay, nhiều trường mầm non đã áp dụng phương pháp dạy học mới, hiện đại, đòi hỏi các cô giáo phải luôn chịu khó tìm kiếm, suy nghĩ để có được những nội dung giảng dạy hấp dẫn, không những liên quan đến chủ đề dự án mà phải phù hợp với độ tuổi, khả năng và sở thích của mọi trẻ trong lớp. Ngoài ra, các cô còn phải dành thêm thời gian chuẩn bị các học liệu cho trẻ thực hành. Tuy vậy, khi đứng lớp, không ít cô giáo mầm non vẫn cảm thấy hụt hẫng, mất niềm tin khi các con thích khám phá, hay nghịch ngợm, không nghe lời cô và làm cho tiết học của họ không như mong muốn.

Những lúc này, chỉ với sự tâm huyết và lòng yêu trẻ mới có thể tiếp thêm động lực cho người giáo viên mầm non kiên trì soạn những giáo án hay với những bài học bổ ích cho con trẻ. Và rồi, "quả ngọt" mà họ nhận được là chứng kiến các con hứng thú với bài dạy, hăng say khám phá những điều mới mẻ, thú vị của cuộc sống.

Phương pháp tạo động lực kích thích trẻ sáng tạo trong học tập - Ảnh 1.

Tiết học hứng thú và hăng say của các con.

Hạnh phúc khi truyền cảm hứng học tập cho trẻ

Một trong những phương pháp đang được áp dụng phổ biến hiện nay là phương pháp dạy học dự án, ở đó chính trẻ sẽ tự lên kế hoạch, tự thực hiện và điều hành các hoạt động trải nghiệm dưới sự hỗ trợ của giáo viên. Với cách này, các cô giáo cũng cảm thấy rất hào hứng khi đứng lớp. Bởi ở mỗi tiết học, trẻ là người chủ động tìm hiểu và giải quyết vấn đề, cô giáo chỉ đóng vai trò là người đặt vấn đề và hỗ trợ định hướng trẻ.

Cô Phạm Thị Huệ, giáo viên mầm non chia sẻ, trong tiết dạy STEAM với chủ đề "Tạo hình cơ thể người", cô cho các bạn nhỏ tự tìm nguyên vật liệu xung quanh trường để mô phỏng hình cơ thể. Có bạn dùng những cành cây khô, dùng ống hút hay tăm bông, hay có bạn dùng những chiếc lá tạo thân, tay và khuôn mặt trông rất ngộ nghĩnh. Trẻ không thấy việc học là bắt buộc hay áp lực nữa, niềm vui khám phá và được trải nghiệm ý tưởng của chính mình giúp trẻ có được niềm say mê học tập suốt đời.

Với bản tính của trẻ là thích tìm tòi, khám phá, khi được đóng vai trò chính trong tiết học, con sẽ thấy hứng thú và say mê với việc học hơn so với phương pháp truyền thống "cô dạy, trẻ làm theo".

Phương pháp tạo động lực kích thích trẻ sáng tạo trong học tập - Ảnh 2.

Trẻ đóng vai trò chính trong mỗi hoạt động và giáo viên là người hỗ trợ, hướng dẫn.

 

Bất ngờ trước sự sáng tạo vô tận của trẻ

Đứa trẻ nào cũng có những suy nghĩ mà người lớn không hề nghĩ đến. Và với nghề giáo viên mầm non, đôi khi nghe những câu trả lời của con tuy ngây ngô nhưng lại khiến cô vui sướng. Chính suy nghĩ của các con cũng giúp các cô điều chỉnh phương pháp dạy học mới phù hợp hơn.

Nhiều cô chia sẻ bất ngờ khi thấy học sinh của mình tìm kiếm khắp trường, ngay cả những ngóc ngách cô không thể ngờ tới chỉ để đem về những vật thể có hình tròn theo yêu cầu. Có bạn tìm thấy bông hoa, đem về lõi giấy vệ sinh hay có bắt cả con ốc sên vì thấy vỏ ốc giống hình tròn. Dù suy nghĩ của con ngây ngô nhưng điều đó đem lại cho con những trải nghiệm, bài học tuyệt vời mà chính cô không thể dạy hết được.

Chia sẻ những quy ước nhỏ với con trẻ

Mỗi lớp học là một tập thể khác nhau. Có lớp gồm những bé rất ngoan ngoãn, có lớp đa phần là các bé hiếu động. Thế nên các cô giáo mầm non sẽ xây dựng nên những văn hóa hay quy ước riêng cho lớp. Đó có thể là một câu hiệu lệnh, hành động tập hợp hoặc phiếu khen thưởng… Thời gian đầu, các bé chưa quen nên không làm đúng theo hiệu lệnh chung, nhưng khi đã quen vào nề nếp, các cô sẽ không phải khó khăn để ổn định lớp trước giờ học. Các cô cũng nên thường xuyên gợi ý để trẻ chia sẻ "bí mật nho nhỏ" trong quá trình học tập để gắn kết cô và trò hơn như đứa con giao ước bí mật với một người mẹ. Như thế, tình cảm của cô và trò ngày càng bền chặt, giáo viên sẽ cảm thấy hạnh phúc với sự lựa chọn đúng nghề của mình.

 

Cùng trẻ chinh phục những mục tiêu sau mỗi tiết học

Phương pháp tạo động lực kích thích trẻ sáng tạo trong học tập - Ảnh 3.

Với phương pháp giáo dục hiện đại, học sinh sẽ tự tin hơn khi chinh phục các mục tiêu học tập.

Trẻ con đặc biệt hào hứng với trải nghiệm mới và những kiến thức rộng mở hơn khi cô bắt đầu một dự án. Và khi kết thúc tiết học hay dự án, chúng sẽ càng thích thú hơn khi tạo ra được sản phẩm cho riêng mình. Chính vì thế, mỗi giáo viên mầm non sẽ tự đặt mục tiêu cho mình rằng con sẽ học được gì. Có thể mục tiêu đó là con học được kỹ năng cắt dán, biết cách đánh răng hay có ý thức giữ an toàn cho mình trước nguy hiểm và nhiều điều khác. Chỉ khi đạt được mục tiêu sau mỗi bài học, giáo viên sẽ định hướng được cách nên dạy gì tiếp theo và cách dạy nào phù hợp cho trẻ.

Sự hỗ trợ từ những đồng nghiệp có chung đam mê và yêu quý con trẻ

Với giáo viên mầm non, yêu trẻ thôi chưa đủ, tình yêu với ngôi trường nơi họ đang giảng dạy cũng là yếu tố giúp họ có thêm động lực để cống hiến. Ở "ngôi nhà thứ hai" đó, họ có những người đồng nghiệp, Ban giám hiệu - những người cùng chung đam mê với nghề sư phạm và yêu quý con trẻ. Ở môi trường làm việc có người đồng hành thân thiện, thấu hiểu tâm tư để chia sẻ, động viên sẽ giúp giáo viên duy trì được ngọn lửa đam mê nghề sư phạm mầm non và vững bước hơn trong sự nghiệp "trồng người".

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm