Rau củ mọc mầm rất độc nhưng có 2 loại rau củ bổ dưỡng gấp đôi, đừng nên bỏ lỡ
Những loại củ quả tuyệt đối không nên bảo quản trong tủ lạnh / Khi bạn khóc điều kỳ lạ gì sẽ đến với sức khỏe
Đậu nành, đậu xanh
Đậu nành, đậu xanh đều là những nguyên liệu quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của nhiều gia đình. Hạt đậu nành, đậu xanh sau khi ngâm nước, nở phồng ra có thể được chế biến thành nhiều món ngon mang lại giá trị dinh dưỡng rất phong phú cho cơ thể. Cụ thể, khi nấu chín đậu nành, đậu xanh, nó sẽ có mùi vị rất thơm ngon, giàu hàm lượng protein, vitamin có tác dụng thanh nhiệt, giải trừ ẩm ướt sau khi ăn.
Nhưng khi đậu nành, đậu xanh nảy mầm thì hàm lượng vitamin trong nó sẽ đạt mức tối đa, gấp nhiều lần so với khi bạn tiêu thụ hạt đậu nành, đậu xanh. Trong quá trình nảy mầm của chúng, các nhân tố gây đầy hơi có trong đậu nành, đậu xanh cũng bị phân hủy, không những có lợi cho việc hấp thụ mà còn giàu chất dinh dưỡng hơn.
Hạt đậu nành, đậu xanh khi này mầm thì chúng ta còn thường gọi với cái tên thân thuộc hơn là giá đỗ. Nó ăn sống thì giòn, ngọt, mong nước mà nấu chín thì vô cùng hấp dẫn, là món yêu thích của nhiều người.
Củ tỏi
Mầm tỏi hay ngồng tỏi tất nhiên được sinh ra từ củ tỏi, sau khi nảy mầm giá trị dinh dưỡng của nó vẫn rất phong phú, giàu chất xơ và vitamin, nhiều người sẽ cho thêm một ít mầm tỏi khi nấu các món ăn hoặc làm súp vào mùa đông.
Ngồng tỏi không những tươi, đậm hương vị mà còn là loại gia vị có khả năng khử trùng và kháng viêm không kém gì so với củ tỏi, rất hữu ích cho sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, nếu 2 loại thực phẩm này mọc mầm, bạn đừng dại mà vứt chúng đi, vì việc làm đó có thể gây lãng phí rất nhiều chất dinh dưỡng.
Có nên ăn rau củ mọc mầm hay không?
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết trong các loại rau củ chỉ có khoai tây mọc mầm là độc. Khoai tây mọc mầm sinh ra chất solanine, là chất rất độc. Solanine ăn mòn dạ dày, còn gây tán huyết và tê liệt trung khu thần kinh. Các cách chế biến bình thường không thể phá hủy được chất độc này, kể cả cắt bỏ những chỗ xanh xung quanh mầm khoai tây cũng không chắc đã hết độc tố.
Người ăn mầm khoai tây sẽ có triệu chứng khô rát họng, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng tiêu chảy, viêm dạ dày cấp… Nghiêm trọng thì sẽ bị sốt, khó thở, co giật… Nếu gặp phải tình trạng trên, phải kịp thời đến bệnh viện cấp cứu để tránh nguy hiểm tính mạng.
“Một số thực phẩm khác như khoai lang, gừng khi mọc mầm lại không độc mà chỉ độc nếu bị nấm mốc”, bà Mộc Lan nói. Khoai lang bị nấm mốc sẽ sinh ra chất ipomeamarone là một độc tố khiến khoai có vị đắng. Gừng bị nấm mốc sinh ra độc tố safrole, một chất độc thuộc nhóm có thể gây ung thư 2B, làm thoái hóa tế bào gan, hoại tử, thậm chí dẫn đến ung thư gan.
“Tốt nhất khi khoai lang hay gừng có dấu hiệu hư hỏng, không nên sử dụng”, chuyên gia khuyên.
Các loại củ sử dụng làm gia vị như tỏi, hành khô… khoa học đã chứng minh khi mọc mầm không gây độc tố. Tỏi mọc mầm có nghĩa đang bị già đi chứ không phải hỏng, hoàn toàn có thể sử dụng để nấu ăn. Giống như gạo, đậu và các loại hạt, tỏi tăng chất lượng dinh dưỡng theo tuổi.
Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm của Hội Hóa học Mỹ, tỏi mọc mầm 5 ngày có hoạt tính chống ôxy hóa tốt cho tim hơn tỏi tươi. “Tỏi mọc mầm sản sinh các hóa chất thực vật, có thể hạn chế sự lây lan của một số loại ung thư nhất định”, bà Lan cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 23/1/2025 của 12 con giáp: Quý nhân giúp tuổi Mão, tuổi Tuất cẩn trọng hơn
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Gia đình xuống dốc, dòng tộc khó hưng thịnh nếu con cháu xuất hiện những đặc điểm này, cần chấn chỉnh ngay trước khi quá muộn
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây
Người xưa dạy cách nhìn người: “Ngựa nhìn bốn vó, người nhìn bốn tướng” là “bốn tướng” nào?
Tết Nguyên đán 2025: 6 cây cảnh 'toả mùi giàu sang', người có tiền thích chưng trong nhà để chiêu may, gọi lộc