Đời sống

Rối loạn ăn uống vô độ - một dạng bệnh lý sức khỏe tâm thần

Trong y khoa, việc ăn uống vô độ, không kiểm soát theo kiểu “rối loạn” được xem là một dạng bệnh lý tâm thần (còn gọi là ăn vô độ tâm thần). Bệnh đặc trưng bởi các giai đoạn ăn không có chế độ, có sự tái diễn. Bệnh nhân thường bận tâm quá mức tới cân nặng của cơ thể, đồng thời có xu hướng sử dụng các biện pháp cực đoan để giảm cân bất chấp.

Đang ăn cơm, em dâu tương lai bất ngờ khoe sợi dây chuyền được chồng tặng, để rồi một loạt bí mật sau đó bị lộ tẩy / Bố chồng ốm nhập viện, đến khi kêu gọi các con góp viện phí thì em dâu buông một lời chua chát

Thông thường, bệnh hay khởi phát ở tuổi vị thành niên và thanh niên. Khởi phát trước tuổi dậy thì hoặc trên 40 tuổi rất hiếm gặp. Bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới (tỷ lệ nữ/nam là 3/1). Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở phụ nữ từ 20–29 tuổi. Ở nam giới, tỷ lệ mắc bệnh thấp và ổn định theo thời gian, dao động từ 0,9 đến 1,6%.

Nguyên nhân gây bệnh

Theo Hiệp hội Rối loạn ăn uống và các Rối loạn liên quan (ANAD): Những người trong gia đình có thành viên mắc chứng rối loạn ăn uống có nguy cơ mắc từ 28–74%, cao hơn nhiều so với những người trong gia đình không mắc rối loạn này.

Bên cạnh đó, khi một người, nhất là thanh thiếu niên (đặc biệt là nữ giới) thấy căng thẳng, xấu hổ về việc bị chê bai, cười nhạo về cân nặng, thậm chí bị bắt nạt... cũng dễ thúc đẩy nguy cơ mắc rối loạn ăn vô độ tâm thần. Sự xấu hổ về cân nặng có thể dẫn đến lòng tự trọng thấp và các vấn đề về hình ảnh cơ thể. Một khảo sát của Hiệp hội Rối loạn Ăn uống Quốc gia (NEDA) cũng cho thấy: 40–60% trẻ em từ 6 - 12 tuổi lo lắng về cân nặng hoặc sợ trở nên béo phì.

Rối loạn ăn uống vô độ - một dạng bệnh lý sức khỏe tâm thần - 1

Ảnh minh họa.

Hậu quả phải đối mặt

Đau họng và đau dạ dày là 2 hệ quả thể chất rõ ràng và đầu tiên của chứng ăn vô độ. Hàm lượng axit cao trong chất nôn có thể làm hỏng răng và gây xói mòn men răng, răng nhạy cảm và bệnh nướu răng. Theo thời gian, acid cũng có thể gây kích

Người mắc chứng vô độ thường có huyết áp thấp, loạn nhịp tim, thiếu máu. Sự thiếu hụt dinh dưỡng ở người ăn vô độ có thể gây ra sự mất cân bằng nội tiết tố. Giảm ham muốn tình dục, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc mất kinh là những dấu hiệu dễ nhận thấy.

Ngoài các biến chứng về thể chất, người bệnh ăn vô độ tâm thần hầu hết đều trải qua ít nhất một rối loạn tâm thần khác đi kèm. Bệnh không chỉ giới hạn ở một nhóm rối loạn mà có thể xảy ra trên một loạt các rối loạn tâm thần khác nhau: Rối loạn trầm cảm; rối loạn lo âu; rối loạn tâm thần do sử dụng chất; rối loạn nhân cách; rối loạn giấc ngủ; rối loạn ám ảnh nghi thức.

Các rối loạn tâm thần thứ phát có thể gây mệt mỏi, căng thẳng ảnh hưởng nặng nề đến khả năng giao tiếp, khả năng duy trì các mối quan hệ xã hội, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc biệt với người bệnh thanh thiếu niên, những rối loạn tâm thần khởi phát ở giai đoạn này có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc hình thành nhân cách cho người bệnh trong tương lai.

 

Làm cách nào để nhận biết

Người mắc chứng ăn vô độ tâm thần thường có trọng lượng cơ thể bình thường hoặc trên trung bình; lặp đi lặp lại việc ăn uống vô độ và sợ không thể ngừng ăn; tự gây nôn (thường âm thầm), cổ họng luôn bị viêm hoặc đau; các vấn đề về răng do xói mòn men răng do nôn mửa. Tập thể dục quá mức; kinh nguyệt không đều hoặc hoàn toàn không có kinh; lạm dụng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc lợi tiểu, gây rối loạn tiêu hóa.

Dấu hiệu nhận biết về cảm xúc liên quan đến ăn vô độ gồm: Cảm giác chán nản về bản thân và vẻ ngoài của cơ thể, bận tâm quá mức về cơ thể; mệt mỏi và ít năng lượng; thiếu tự tin về bản thân đặc biệt là ngoại hình; cảm giác bất lực thậm chí bất mãn sâu sắc với hình dáng và kích thước cơ thể; cảm giác căm ghét bản thân sau khi ăn...

Người bị bệnh ăn vô độ tâm thần thường kèm thêm các rối loạn khác như rối loạn trầm cảm, lo âu, tâm thần do sử dụng chất, chiếm tỷ lệ khoảng 30-50%. Những trường hợp nhẹ chỉ cần trị liệu tâm lý, nặng hơn thì cần dùng thuốc, kết hợp điều trị biến chứng, dùng thuốc điều biến não. Vì vậy, người bệnh cần được đến khám và điều trị tại đúng chuyên khoa Tâm thần để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm