Rửa bát xong vội lau khô ngay là sai: Đây là những sai lầm 'độc khủng khiếp' nhiều người mắc nhất
Tỏi đen kỳ diệu với sức khỏe như thế nào? / Thớt nhựa hay thớt gỗ tốt cho sức khỏe hơn?
1. Sai lầm khi rửa bát
Ngâm bát đũa lâu mới rửa
Sau khi ăn cơm xong, rất nhiều người không muốn rửa bát ngay, mà ngâm tất cả bát đũa vào trong chậu. Không ngờ, hành động này lại đang nuôi dưỡng vi khuẩn. Khoảng thời gian thích hợp để vi khuẩn xâm nhập vào bát đĩa là trong khoảng từ 1 đến 4 tiếng sau khi ăn. Nội trong vòng từ 8-18 tiếng, vi khuẩn bắt đầu sinh sôi nhanh chóng.
Nếu cứ sau 20 phút, 1 vi khuẩn lại phân tách thành 8, thì sau 10 giờ vi khuẩn có thể phân tách thành hơn 1 tỷ vi khuẩn. Vì vậy, các bộ đồ ăn đã được sử dụng, không nên ngâm.
Dầu còn lại trong đĩa được đổ trực tiếp vào cống
Sau bữa ăn, thường có một lượng nhỏ dầu và nước ở đĩa. Mọi người thường có thói quen đổ trực tiếp dầu mỡ hay nước thừa này vào cống. Tuy nhiên, nếu thiết bị tách nước và dầu không được lắp đặt trong cống, dầu là chất gây ô nhiễm lớn nhất trong nước. Khi nhiệt độ thấp vào mùa đông, rất dễ kết tụ và làm tắc đường ống nước.
Cho nước tẩy rửa trực tiếp vào bát đĩa
Một số người nghĩ rằng chất tẩy rửa cho trực tiếp vào bát đĩa sẽ giúp tẩy sạch dầu mỡ hiệu quả hơn, nhưng điều này không chỉ gây lãng phí rất nhiều nước mà còn lạm dụng chất tẩy rửa. Một khi rửa không sạch, sẽ khiến cho chấy tẩy rửa vẫn còn sót lại trên bát đĩa. Khi sử dụng sẽ khiến các chất tẩy rửa xâm nhập vào cơ thể, gây khó chịu đường tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng,...
Để bát đũa ẩm
Sau khi rửa chén, nhiều người đã không đợi bát đĩa khô mà trực tiếp để vào trong tủ. Thói quen này sẽ dễ gây ô nhiễm thứ cấp cho bộ đồ ăn và thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Thói quen rửa đũa sai lầm 90% mọi người mắc
Chắc chắn phần lớn mọi người có thói quen khi rửa sẽ cầm một bó đũa và chà xát chúng lại với nhau vì nghĩ rằng cách làm này vừa nhanh, tiện lợi lại sạch sẽ.
Tuy nhiên thực tế cách rửa đũa như vậy sẽ làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đũa, vô tình tạo ra những vết nứt nhỏ khiến bề mặt của chúng dần trở nên thô ráp, dễ trở thành môi trường cho các vi sinh vật sản sinh.
2. Những lưu ý khi rửa bát đũa
Để chén đĩa khô đảm bảo an toàn cho sức khỏe thì sau khi rửa sạch với nước rửa chén, bạn xả qua với nước nhiều lần rồi lật úp chén đĩa để nước bên trong chén đĩa chảy ra ngoài, sau đó bạn mới cất lên kệ bếp.
Vị trí kệ đặt chén nên ở trên cao hoặc vị trí khô ráo, sạch sẽ, không đặt chén đĩa ở kệ bẩn, lắp đặt ở nơi ẩm ướt, dơ dáy.
Lưu ý là không đặt chồng nhiều chén đĩa sát vào nhau, nên tạo 1 khoảng cách nhất định giữa các chén đĩa, đặc biệt với chén đĩa bằng kim loại, có cùng kích cỡ, nếu đặt chồng chúng lên nhau không những bị hiện tượng đọng nước bên trong chén, mà các chén còn dính chặt vào nhau, rất khó gỡ ra.
Không đặt ngửa chén đĩa sau khi rửa vì khi đặt như vậy, chén sẽ không nhanh ráo nước, các côn trùng dễ chui vào chén đĩa, gây mất vệ sinh.
Nếu muốn lau khô chén đĩa sau khi làm sạch bạn nên đảm bảo khăn sạch, được giặt giũ, tiệt trùng và phơi khô hằng ngày, tuyệt đối không sử dụng một chiếc khăn lau đi lau lại nhiều ngày mà không giặt.
Khăn lau chén đĩa xong cần giặt ngay và phơi khô trước khi sử dụng tiếp. Không dùng khăn lau chén đĩa vào các mục đích lau chùi khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa dặn ở đời có 4 cái 'ngu', vậy cái nào là ngu nhất?
Có cần rút phích cắm nồi cơm điện sau khi cơm chín hay không: Câu trả lời thật bất ngờ!
Hai lỗ trên phích cắm điện dẹt dùng để làm gì?
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Muỗi sợ nhất cái này, chỉ cần bạn đặt một cái ở nhà, thì dù không đốt nhang muỗi cũng không thấy một con muỗi nào
Bộ phận nào của con lợn ngon nhất?