Đời sống

Sai lầm thường gặp về bệnh còi xương ở trẻ

Bệnh còi xương ở trẻ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có các biện pháp phát hiện kịp thời. Đặc biệt các bậc cha mẹ cần loại bỏ những quan niệm sai lầm về căn bệnh này để biết cách phòng tránh, chữa trị cho trẻ.

4 sai lầm khi nấu cháo cho con: 10 người thì 9 người mắc phải khiến trẻ chậm lớn còi xương / Còi xương vì... vitamin D

Nguyên nhân gây ra bệnh còi xương ở trẻ

Bệnh còi xương thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi, vì lứa tuổi này hệ xương đang phát triển nhanh và cần đủ dưỡng chất (canxi và vitamin D). Bệnh còi xương không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu máu. Trẻ suy dinh dưỡng thường hay rối loạn hấp thu các chất, kể cả vitamin D và muối khoáng; đồng thời thiếu hụt enzym chuyển hóa vitamin D.

Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau

Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau

Dấu hiệu nhận biết trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Bệnh còi xương ở trẻ suy dinh dưỡng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có các biện pháp phát hiện kịp thời. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần lưu tâm hơn nếu ở trẻ có một trong những biểu hiện sau:

Trẻ ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy. Trẻ chậm tăng cân hoặc đứng cân trong vòng 2-3 tháng, nghiêm trọng hơn có thể là sút cân. Trẻ chậm biết đi, chậm mọc răng, da xanh và nhão dần. Nếu thấy bé mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng là rất cao. Trẻ kém linh hoạt, hay quấy khóc, ít vui chơi, hay buồn bực cũng là dấu hiệu của tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Sai lầm thường gặp về bệnh còi xương ở trẻ

Để phòng chống bệnh còi xương ở trẻ, bổ sung canxi cho trẻ là việc cần làm, giúp trẻ phát triển tốt về sức khỏe và chiều cao nhưng phải thực hiện đúng cách. Phương pháp truyền thống được các bà mẹ áp dụng là ninh xương, ninh chân gà để lấy nước nấu cháo và bột cho bé với hy vọng trong nước xương ninh có nhiều canxi, sẽ giúp hệ cơ xương của trẻ phát triển cứng cáp. Đây là suy nghĩ sai lầm vì canxi trong xương rất khó hòa tan.

 

Sau khi ninh một nồi xương trong nồi áp suất khoảng 2 giờ, chất béo trong tủy xương lần lượt nổi lên, nhưng canxi trong nước xương vẫn rất ít. Vì vậy quan điểm cứ ăn nhiều canh xương thì sẽ có đủ canxi là không đúng.

Quan niệm cho rằng ăn nhiều canh xương sẽ phòng tránh được bệnh còi xương là sai lầm


Quan niệm cho rằng ăn nhiều canh xương sẽ phòng tránh được bệnh còi xương là sai lầm

Nhiều gia đình vì lo lắng con bị còi xương nên cố gắng bổ sung thật nhiều sữa đặc có đường hay sữa bột vào bữa ăn dặm của trẻ. Cách làm này không những không cải thiện được tình trạng còi xương của trẻ mà còn có thể khiến các bé mắc thêm những vấn đề nghiêm trọng hơn như đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Phòng bệnh còi xương ở trẻ

Tắm nắng 15-30 phút hàng ngày (có thể áp dụng từ tuần thứ 2 sau đẻ) là yếu tố đầu tiên giúp cơ thể trẻ tạo ra vitamin D, hỗ trợ quá trình hấp thu canxi. Các vùng trên cơ thể có thể phơi nắng gồm: lưng, cánh tay, bụng. Tuy nhiên, khi tắm nắng cho bé trong mùa đông, kể cả những ngày nắng ấm, không nên cởi bỏ hết quần áo của bé ra vì có thể khiến trẻ sẽ dễ bị cảm lạnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Nên cho trẻ tập thể dục kết hợp với tắm nắng để phòng chống bệnh còi xương

Nên cho trẻ tập thể dục kết hợp với tắm nắng để phòng chống bệnh còi xương

 

Về chế độ dinh dưỡng, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp canxi đầy đủ và dễ hấp thụ nhất, có thể bổ sung thêm vitamin D liều 400 UI/ngày. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, bé cần được ăn bột (không được ăn cháo xay hay cơm xay) gồm 4 nhóm thực phẩm có gạo, thịt, rau xanh và dầu mỡ, không cho bé ăn bột quá sớm (trước 6 tháng), không ăn quá nhiều, không kiêng ăn quá mức khi trẻ bị bệnh.

Ngoài ra, theo bác sĩ, việc bổ sung canxi cho trẻ nhất thiết phải có sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Gia đình không nên tự ý bổ sung thuốc bổ hay canxi cho bé vì dễ gây ra tình trạng chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Thậm chí, nếu tích tụ canxi quá lâu có thể gây vôi hóa thận, làm cơ thể bé giảm hấp thu các chất như sắt, kẽm, magie…

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm