Đời sống

Tầm soát ung thư cổ tử cung - Phương pháp giúp phát hiện sớm tế bào ung thư

Tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng đối với chị em phụ nữ, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên từ 35 - 44 tuổi.

Cây độc: Quả mã tiền giống quả cam, nhưng có thể gây tử vong nếu ăn nhầm / CLIP: Linh dương đầu bò chết thảm khi bị 3 con linh cẩu tấn công

Theo các chuyên gia Bệnh viện K, tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp phát hiện ra các tế bào ung thư sớm bằng cách tìm ra tế bào bất thường trước khi chúng biến đổi thành tế bào ung thư. Nhờ vậy, quá trình ngăn chặn, điều trị bệnh ung thư cổ tử cung đạt thành công lên tới 75 - 90%. Có rất nhiều phụ nữ Việt đang bảo vệ bản thân mình bằng cách tầm soát loại ung thư này định kỳ. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu về phương pháp này, chị em có nhiều thắc mắc chưa được giải đáp cụ thể.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tầm soát ung thư cổ tử cung có giúp điều trị được bệnh không?

Việc sàng lọc, chẩn đoán phát hiện ra các tế bào bất thường trước khi chúng trở thành tế bào ung thư mang tới tỷ lệ điều trị bệnh thành công lên tới 80 - 90%. Con số này đã được thực nghiệm ở một trong những quốc gia hàng đầu thế giới là Hoa Kỳ. Nếu để một thời gian, khi các tế bào bất thường phát triển mạnh hơn, tỷ lệ điều trị sẽ giảm còn 75% ở giai đoạn 2, 30 - 40% ở giai đoạn 3, 15% ở giai đoạn 4... Có nghĩa là, nếu tầm soát ung thư sớm, chẩn đoán phát hiện được bệnh sớm thì tỷ lệ chữa được bệnh càng cao.

Nên lựa chọn phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung nào?

Hiện nay có 2 phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến nhất là Pap và HPV. Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện kết hợp xét nghiệm HPV với xét nghiệm PAP- Smear giúp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả cao nhất

 

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao không?

Tầm soát ung thư cổ tử cung hiện đang là cách sàng lọc ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao nhất. Tuy nhiên, cũng giống như những xét nghiệm khác, các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung không phải lúc nào cũng cho kết quả chính xác tuyệt đối. Đôi khi, các tế bào bình thường lại cho ra kết quả bất thường, đó là hiện tượng "dương tính giả". Ngược lại, có thể các tế bào bất thường lại cho ra kết quả bình thường, đó là "âm tính giả".

Vậy làm thế nào để tránh được hiện tượng âm tính giả, dương tính giả? Muốn đạt được kết quả chính xác cao thì người bệnh lưu ý những điều sau:

- Tránh quan hệ tình dục, sử dụng các sản phẩm thuốc âm đạo, sản phẩm vệ sinh âm đạo trong vòng 2 ngày trước khi xét nghiệm.

- Tránh tầm soát loại ung thư này khi đang có kinh nguyệt. Nên làm sau khi chu kỳ kinh nguyệt kết thúc khoảng 3 - 5 ngày.

 

- Đối với các trường hợp âm đạo bị viêm nhiễm thì nên điều trị trước khi làm xét nghiệm.

Thời điểm nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung? Tần suất bao lâu một lần?

Việc tầm soát ung thư thực hiện cho phụ nữ từ độ tuổi 21 trở lên, khi đã có quan hệ tình dục,... Từ 21 tuổi trở đi, mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Trong đó, phổ biến nhất là độ tuổi 35 - 44 tuổi.

Tần suất thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung tùy thuộc vào loại xét nghiệm bạn chọn. Đa số định kỳ là từ 1 - 3 năm/lần.

Ngừng sàng lọc ung thư cổ tử cung khi nào?

 

Đối tượng có thể ngừng sàng lọc ung thư cổ tử cung khi: - Sau 65 tuổi, trước đó không có tiền sử về bệnh ung thư cổ tử cung hoặc không có sự xuất hiện của các tế bào bất thường.

- Có 3 xét nghiệm âm tính với các tế bào bất thường trong vòng 10 năm gần nhất.

Nếu phát hiện các tế bào bất thường sau khi xét nghiệm phải làm thế nào?

Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, nếu có sự xuất hiện của các tế bào bất thường thì người bệnh cũng không nên quá lo lắng. Bởi có nhiều trường hợp, các tế bào bất thường xuất hiện nhưng không phải do ung thư. Một thời gian sau, các tế bào đó sẽ trở lại bình thường.

Còn đối với trường hợp các tế bào ấy không thể thay đổi trở lại bình thường thì cũng phải mất thời gian từ 3 - 7 năm để phát triển thành tế bào ung thư. Trong khoảng thời gian này, người bệnh sẽ tiến hành sàng lọc, điều trị bệnh, với tỷ lệ thành công khá cao.

 

Để biết các tế bào bất thường ấy có trở lại bình thường hay phát triển thành tế bào ung thư thì cần xét nghiệm bổ sung thêm. Có thể là thực hiện soi cổ tử cung, sinh thiết cổ tử cung… đồng thời người bệnh cần được kiểm tra thường xuyên cho tới khi kết quả hoàn tất.

Sau khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung có hoạt động bình thường được không?

Phụ nữ sau khi thực hiện tầm soát ung thư hoàn toàn có thể vận động đi lại, ăn uống như bình thường. Có một số trường hợp âm đạo sẽ bị chảy máu sau khi xét nghiệm xong. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường nên chị em không cần quá lo lắng. Chỉ khi máu chảy quá nhiều thì cần thông báo với bác sĩ để được kiểm tra.

Nếu sau khi xét nghiệm tầm soát xong, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm thêm các xét nghiệm bổ sung khác. Bởi Pap là phương pháp chẩn đoán tỷ lệ chính xác cao nhưng chưa phải là tuyệt đối. Đôi khi, các tế bào bình thường nhưng kết quả lại là bất thường và ngược lại.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm