Thấm thía lời cổ nhân dạy về 6 giai đoạn của đời người
Cuộc sống của 'cỗ máy kiếm tiền' nhờ giống hệt tỷ phú Jack Ma giờ ra sao? / 3 thời điểm trong cuộc sống chớ làm phiền người khác
Cuốn "Khổng Tử thế gia" của Tư Mã Thiên viết, Khổng Tử (551 – 479 TCN) sinh ra ở ấp Trâu, người làng Xương Bình nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc). Khi mới chào đời, đỉnh đầu ông gồ lên, ở giữa lõm xuống nên được đặt tên là Khâu (tức "cái gò"), tự là Trọng Ni.
Năm lên ba, Khâu mồ côi cha, lớn lên, phải làm lụng vất vả để nuôi mẹ, nhưng rất ham học. Năm 19 tuổi, ông lấy vợ và làm một chức quan nhỏ coi kho. Năm 22 tuổi, ông mở lớp dạy học. Học trò gọi ông là Khổng Phu Tử, hay gọi tắt là Khổng Tử.
Khổng Tử là một nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống và tư tưởng của các dân tộc Đông Á.
Khổng tử dạy về các giai đoạn của đời người:
1. Mười lăm tuổi chuyên chú vào việc học
Câu “ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học” có nghĩa là khi tới 15 tuổi, ta mới có thể tự mình chuyên tâm vào việc học. Tuổi trẻ thường mải chơi đùa và không chịu chuyên tâm học hành trước khi chúng tới tuổi 15. Bậc cha mẹ nên đem hết kiên nhẫn, kỹ năng và nghệ thuật để chăm sóc con cái ngay từ khi chúng còn nhỏ (trước 15 tuổi) để giúp chúng thành công trong sự học.
2. Ba mươi tuổi mới tự lập
“Tam thập nhi lập” có nghĩa là khi người ta tới 30 tuổi thì sức tự thân lập nghiệp mới có thể chắc chắn và vững vàng. Chí lập thân, lập nghiệp của người trẻ trong giai đoạn này giữ vai trò quyết định trong việc thành công sau này. Trong thực tế đã có nhiều người tự lập từ trước lứa tuổi 30 và cũng có người không tự lập được ở ngoài lứa tuổi 30. Đây là trường hợp của những người có chí tư lập hay không. Nếu không có chí tự lập thì dù cha mẹ có săn sóc và giáo dục cũng vẫn không tự lập được. Họ là những người ăn bám gia đình và xã hội.
3. Bốn mươi tuổi mới thấu hiểu hết sự lý trong thiên hạ
“Tứ thập nhi bất hoặc” có nghĩa là khi người ta tới 40 tuổi mới có thể hiểu thấu mọi đạo lý trong thiên hạ, phân biệt được việc phải hay trái cũng như hiểu được ai là người tốt hay xấu, hay, dở… phân biệt được những ai là người chân chính, ngụy tài, biết được cái gì nên hay không nên…. Không phải người nào ở cái tuổi 40 cũng được như vậy. Muốn đạt tới trình độ “nhi bất hoặc” con người phải được giáo dục kỹ lưỡng và ý thức tự mình cố công học hỏi chuyên cần ngay từ khi còn nhỏ.
4. Năm mươi tuổi mới biết mệnh trời
“Ngũ thập nhi tri thiên - mệnh” có nghĩa là khi người ta tới 50 tuổi mới có thể thông suốt chân lý của tạo hoá, tức là hiểu được mệnh của trời (thiên mệnh). Muốn đạt được trình độ “tri thiên mệnh,” con người cũng phải có căn bản vững vàng về nền tảng văn hóa và kinh nghiệm sống.
5. Sáu mươi tuổi mới có kiến thức và kinh nghiệm hoàn hảo để có thể phán đoán ngay được mọi sự lý trong trời đất và con người mà không thấy có điều gì chướng ngại khi nghe được
“Lục thập nhi nhĩ thuận” có nghĩa là khi người ta tới 60 tuổi thì mới đạt đến mức độ hoàn hảo về mặt tri thức và kinh nghiệm về cuộc đời. Nhờ đó, người ta có thể nhận xét và phán đoán được ngay tức khắc và chính xác về các vấn đề và con người trong thiên hạ. Khi nhìn hay nghe thấy điều gì, người ta không những không cảm thấy chướng ngại mà còn hiểu thấu ngay mọi lẽ. Muốn đạt được trình độ này, con người cũng phải có căn bản giáo dục, đạo đức và kinh nghiệm từng trải về sự đời.
6. Bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn khổ của pháp lý và đạo lý
“Thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ” có nghĩa là tới 70 tuổi, con người sẽ đạt đến tình trạng rất hoàn hảo về cách xử sự và xử thế. Nhờ đó mà mỗi khi người ta định nói điều gì hay làm việc gì thì tự nhiên thể hiện đúng với chủ tâm của lòng mình, muốn sao được vậy và không bao giờ vượt ra khỏi khuôn khổ của đạo lý, pháp lý hay lẽ thường. Đây là đỉnh cao sự nhận thức của con người. Ở vào tuổi từ 70 trở lên nếu trước đó họ được giáo dục đúng cách, tự tìm tòi học hỏi, tu tâm dưỡng tánh, biết chia sẽ những nỗi đau, rung động trước cái đẹp và sự hạnh phúc của đời người.
Mỗi lứa tuổi 15, 30, 40, 50, 60, 70 thể hiện kết quả của nền tảng văn hóa trong gia đình và trường lớp có được qua sự học hỏi ở trường đời. Nếu không được giáo dục đúng cách và nếu không biết tự tu tâm dưỡng tánh thì như mộ “đứa trẻ có tuổi” mà thôi, càng sống lâu càng ngu và càng làm hại đời, hại người dù rằng có bằng cấp cao đến thế nào đi chăng nữa.
Có tuổi là một việc, nếu không được giáo dục đúng cách, không thực học và trau dồi kinh nghiệm sống thì dù tới 30 tuổi, 40 tuổi, 50 tuổi, 60 tuổi, hay 70 tuổi đi nữa, người ta cũng không có sức tự lập, không hiểu hết sự đạo lý, không biết được mệnh trời, không thông suốt mọi lẽ và không thể làm chủ được cuộc đời thì hệ quả của cuộc đời là thất bại ê chề là điều khó tránh khỏi. Việc quan trọng nhất là nếu đã tới 30 tuổi mà không tự lập được vững vàng, ta sẽ gặp nhiều truân chuyên chứ đừng nói gì đến việc có thể giúp mình và giúp đời một cách có thiết thực được.
* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài