Đời sống

Thoát vị đĩa đệm có cần phẫu thuật?

Làm việc quá nhiều, tuổi tác, chấn thương... là nguyên nhân khiến bạn bị thoát vị đĩa đệm.

7 dấu hiệu trên cơ thể cảnh báo bệnh gan: Có 1/7 cũng nên đi khám sớm / 10 loại thực phẩm cực tốt cho tim, bạn không nên bỏ qua

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có cần phẫu thuật?

Ảnh minh hoạ. Nguồn ảnh: Internet

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, xung quanh là lớp vỏ, ở giữa là nhân nhầy. Đĩa đệm có tác dụng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo sự mềm dẻo cho cột sống.

Thoát vị đĩa đệm là một thuật ngữ chỉ tình trạng xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường,xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Tình trạng này thường là kết quả của sang chấn hoặc do đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách, có thể xảy ra ở bất kì khu vực nào của cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

Nguyên nhân bệnh thoát vị đĩa đệm

Một số nguyên nhân thoát vị đĩa đệm chính mà một người có thể gặp phải như sau:

Do làm việc, vận động, lao động quá sức hoặc sai tư thế, dẫn đến đĩa đệm và cột sống bị tổn thương;

 

Do tuổi tác: là nguyên nhân mà đa số các bệnh nhân gặp phải. Khi quá trình lão hóa diễn ra, đĩa đệm và cột sống bị mất nước, thoái hóa xơ cứng và rất dễ dàng bị tổn thương

Do chấn thương ở vùng lưng;

Các bệnh lý bẩm sinh như hoặc mắc phải ở vùng cột sống như gù vẹo, thoái hóa cột sống…

Yếu tố di truyền;

Ngoài ra, có một số yếu tố nguy cơ của bệnh thoát vị đĩa đệm như:

 

Cân nặng của cơ thể: cân nặng của cơ thể càng lớn, gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống càng cao, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng
Nghề nghiệp: các đối tượng lao động chân tay, mang vác nặng, sai tư thế đều có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có cần phẫu thuật?

Theo Bác sĩ / Thạc sĩ Trần Quốc Khánh- Khoa phẫu thuật cột sống - Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức cho biết: “10 người bị thoát vị đĩa đệm thì chỉ có 2-3 người phải mổ".

Trường hợp thứ nhất: Khi chúng ta được chẩn đoán thoát vị đĩa đệm và điều trị nội khoa, châm cứu, phục hồi chức năng, kéo dãn cột sống...

Nếu đã áp dụng tất cả các phương pháp bài bản trong vòng 6 tháng nhưng không đỡ thì nên nghĩ đến phương án phẫu thuật.

 

Trường hợp thứ hai: Những trường hợp thoát vị to, chèn ép cổ cấp tính, chèn ép lưng cấp tính làm bệnh nhân đau đớn, không thể nằm ngửa, ngồi yên hoặc thậm chí không ngủ được sẽ phải mổ.

Thông thường, những trường hợp thoát vị cấp tính nhất xảy ra sau khi bê vật nặng, sau một tai nạn hoặc cú ngã nào đó hoặc đi massage bị tác động mạnh, những trường hợp cấp tính đều phải phẫu thuật.

Trường hợp thứ 3: Những trường hợp thoát vị đĩa đệm gây yếu tay, yếu chân hoặc gây liệt, không nâng được vai, không cầm được vật nặng, không gồng được tay, chân không đá lên được, đi lại khó khăn, yêu chân, yếu tay.

Trường hợp thứ 4: Những trường hợp thoát vị đĩa đệm gây teo tay, teo cơ, teo chân như teo vùng bả vai, teo cơ mông, teo cơ đùi, teo các cơ bàn tay.

Trường hợp thứ 5: Những người bị thoát vị đĩa đệm nhưng không điều trị nội khoa được. Ví dụ như những người bị xuất huyết tiêu hóa, bệnh lý dạ dày và không thể uống các loại thuốc được.

 

Trường hợp thứ 6: Khi bệnh nhân không có nhiều thời gian để châm cứu, điều trị nội khoa hay phục hồi chức năng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm