Đời sống

Thức đến mấy giờ là khuya? Bác sĩ nhắc nhở: Không phải 11 hay 12 giờ đêm, đừng nhầm!

Giấc ngủ thực sự quan trọng với cơ thể của chúng ta. Nhiều người vẫn biết thức khuya không tốt cho sức khỏe nhưng thức đến giờ nào thì được coi là thức khuya.

Chị dâu tới nhà chơi, khi về liền nhét vào tay tôi 200 triệu cùng 5 chỉ vàng khiến tôi bật khóc nức nở / Luôn ủ mưu hất cẳng em dâu ra khỏi nhà, nào ngờ, chính chị dâu là người phải nhận cái kết đắng ngắt

Thông thường một người trưởng thành cần ngủ giấc đêm 7-8 tiếng/ngày nhưng như thế không có nghĩa là chỉ cần ngủ đủ 8 tiếng còn ngủ từ mấy giờ không quan trọng.

Về mặt lâm sàng, từ 23 giờ đến 2 giờ sáng là khoảng thời gian giải độc gan, từ 3 giờ đến 4 giờ sáng, phổi phục hồi dần hệ hô hấp, hấp thụ oxy tươi từ bên ngoài, và làm cho toàn bộ cơ thể hoạt động hiệu quả. Các hoạt động này cần được hoàn thành ở trạng thái ngủ.

Về mặt sinh học, nếu bạn thức quá 22h30 thì có nghĩa là thức khuya. Cơ thể nếu đi vào trạng thái ngủ sâu lúc 22h30 thì các cơ quan khác nhau của cơ thể, đặc biệt là tình trạng khô và phổi có thể đạt được hiệu quả hoạt động.

Trong trường hợp bình thường, 22h30 buổi tối đến 6h30 sáng là thời gian tốt nhất để ngủ. Chỉ bằng cách đảm bảo rằng toàn bộ cơ thể đạt đến trạng thái sửa chữa ổn định thì toàn bộ cơ thể mới có thể ở trong một đồng hồ sinh học khỏe mạnh. Do đó, việc ngủ trong thời gian này đặc biệt quan trọng.

Ảnh minh họa.

Những tác hại của việc thức khuya với sức khỏe gồm có:

Gây đau đầu, suy giảm trí nhớ

Thống kê cho thấy người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường không có thói quen thức khuya.

Buổi tối là lúc não bộ nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Việc thức khuya làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ và giảm thời gian nghỉ ngơi của não bộ.

Việc thức khuya cũng khiến bạn dễ đau đầu vào gôm sau. Thức khuya quá thường xuyên có thể dẫn đến rối loạn tâm thần như mất ngủ, đau đầu, căng thẳng, dễ cáu gắt, lo âu, người hay quên,…

 

Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch

Thức khuya khiến cơ thể bị thiếu năng lượng, mệt mỏi, làm cho sức đề kháng giảm sút. Người thức khuya thường xuyên dễ bị mắc các bệnh do vi sinh vật gây nên như viêm nhiễm đường hô hấp, cúm,… hơn người ngủ đủ giấc.

Rối loạn nội tiết

Khi ngủ, cơ thể bài tiết ra hormone cân bằng giúp cơ thể tránh rơi vào trạng thái rối loạn nội tiết. Ở những người thường xuyên thức khuya hay ngủ không đủ giấc làm cho hormone bị thiếu hụt hay mất cân bằng. Ở nữ giới, biểu hiện cụ thể là rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ u xơ tử cung,…

Gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa

 

Các tế bào niêm mạc dạ dày có thể tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Khi bạn thức khuya, các tế bào này không được nghỉ ngơi nên dễ suy yếu. Đồng thời, thức khuya cũng khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều dẫn đến viêm loét dạ dày.

Ngoài ra nếu thức để làm việc căng thẳng hay xem chương trình có tính chất kích thích, hồi hộp cũng làm cho tình trạng bệnh lý dạ dày tá tràng nặng hơn.

Giảm thị lực

Mắt cũng cần được nghỉ ngơi sau một ngày dài. Việc bạn thức khuya khiến cho mắt phải tiếp tục làm việc. Và nếu phải làm việc trong điều kiện không đủ ánh sáng thì lâu dần thị lực sẽ suy giảm. Nếu thức khuya lại làm việc cùng các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại thì mắt phải điều tiết và tiết ra các chất lỏng bôi trơn. Đây là nguyên nhân khiến mắt bị khô, mỏi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm