Trứng rất tốt cho sức khỏe nhưng mắc bệnh này hãy kiêng kị món trứng nếu không muốn tình trạng ngày càng nghiêm trọng
Uống nước ấm hay nước lạnh sẽ tốt hơn cho sức khỏe: Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ / 5 dấu hiệu bạn bị gan nhiễm mỡ cực kỳ nguy hiểm, cần đến gặp bác sĩ ngay kẻo mất mạng bất ngờ
Người mắc bệnh tim mạch
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Western (Canada) cho thấy rằng, những người có tiền sử bệnh tim mạch nếu thường xuyên ăn nhiều hơn 3 quả trứng/tuần có thể làm các mảng bám ở thành động mạch dày lên, thu hẹp không gian bên trong động mạch, khiến máu chảy qua khó khăn hơn, buộc trái tim phải bơm mạnh hơn, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.
Ngoài ra, hàm lượng cholesterol cao trong trứng gà cũng không tốt cho người bị bệnh xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành vì làm thu hẹp, tắc nghẽn động mạch vành.
Người mắc bệnh sỏi mật
Trứng gà là thức ăn có hàm lượng đạm rất cao, trong khi đó, do sự kích thích của viên sỏi lâu ngày trong túi mật, chức năng co bóp của túi mật của người bệnh sẽ yếu dần, nếu người bệnh dùng thức ăn có hàm lượng đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, khiến túi mật vốn đã bị bệnh phải làm việc quá tải, từ đó sinh ra các triệu chứng lâm sàng như: gây đau đớn, nôn mửa.
Ảnh minh họa
Người bị sốt, tiêu chảy
Thành phần chủ yếu của trứng gà là chất đạm. Nếu cơ thể đã bị sốt lại còn ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên nhanh chóng, làm tình trạng sốt càng thêm trầm trọng, rất khó hạ sốt. Chính vì vậy, khi chăm sóc người bị sốt, người nhà bệnh nhân nên tránh thêm trứng gà vào thực đơn bổ sung dinh dưỡng.
Ngoài ra, người bị tiêu chảy cũng cần kiêng kỵ trứng vì đây thực phẩm giàu đạm và chất béo, người bệnh ăn vào sẽ làm cho tình trạng bệnh càng nặng thêm.
Người bị bênh gan
Trứng vịt và lòng đỏ trứng gà là thực phẩm có chứa hàm lượng mỡ và cholesterol cao.
Theo phân tích, trong 100g trứng vịt có chứa 14,7g mỡ, còn chất protein chỉ có 13g, lượng cholesterol là 634mg, hàm lượng cholesterol trong lòng đỏ trứng cao tới 1522mg.
Chúng đều tiến hành trao đổi chất trong gan, kết quả càng tăng thêm gánh nặng cho gan, không có lợi cho việc khôi phục chức năng của gan, vì vậy người viêm gan và gan nhiễm mỡ không nên ăn.
Những người mắc bệnh thận
Khi bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể.
Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu.
Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp khi ăn nhiều trứng có thể gây xơ vữa động mạch thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống kết hợp với tổn thương thận và dẫn đến suy thận mạn tính.
Nên ăn trứng nào?
- Trứng gà: Trứng gà là loại trứng phổ biến nhất và cũng được tiêu thụ nhiều nhất. Trong trứng gà có hàm lượng lớn các chất dinh dưỡng quý cho sức khỏe như: phôtpho, kẽm, kali, canxi và các loại vitamin đa dạng như vitamin A, D, E, B1, B2, D. Đặc biệt trong một quả trứng gà cũng có chứa tới 8 loại amino axit cơ bản cần thiết cho sức khỏe.
- Trứng vịt: Với kích thước gấp 30% so với trứng gà nhưng lượng calo trong trứng vịt cao gấp đôi trứng gà. Các amino axit trong hai loại trứng này tương tự nhau nhưng ở trứng vịt có chứa nhiều hơn về số lượng.
So với trứng gà thì trứng vịt có hàm lượng các chất như sau: Tinh bột, khoáng chất tương đương; lượng protein cao hơn; chất béo bão hòa và không bão hòa cao hơn; thành phần cholesterol cao hơn. Điều này lý giải vì sao những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên hạn chế ăn trứng vịt.
- Trứng cút
Mặc dù có kích cỡ nhỏ hơn nhiều so với trứng gà và trứng vịt nhưng trứng cút lại giàu dưỡng chất, ít chất béo hơn so với trứng gà và trứng vịt. Bên cạnh đó, trong trứng cút còn có chứa những loại amino axit, khoáng chất, vitamin tương tự như trứng gà và trứng vịt.
Trứng cút rất thích hợp cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi (là đối tượng dễ có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm). Hơn thế nữa, trứng cút còn rất có lợi trong quá trình phát triển trí não của bé.
Ăn bao nhiêu là đủ?
Lượng trứng ăn trong một tuần còn tùy theo từng nhóm đối tượng.
- Trẻ em: Trẻ nên ăn trứng gà vì trứng vịt chậm tiêu hơn, sẽ làm cho trẻ no lâu.
Bé 0-6 tháng tuổi chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 1-2 lần/tuần. Bé 1-2 tuổi ăn 2 quả/tuần. Trẻ 2 tuổi trở lên có thể ăn 3 quả/tuần.
Các bậc cha mẹ có thể cho bé ăn khoảng 3-4 quả trứng cút mỗi ngày mà không lo bé bị dị ứng.
- Người lớn: Người lớn chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần dù là trứng gà hoặc trứng vịt. Ăn quá nhiều cơ thể sẽ không hấp thu hết chất dinh dưỡng, khi bị đào thải ra ngoài sẽ rất lãng phí.
- Phụ nữ mang thai: Người đang mang thai ăn nhiều trứng gà quá cũng không tốt, bởi nó sẽ gây ra những rắc rối về đường ruột. Cho nên người mang thai chỉ nên ăn nhiều nhất là 3 quả/tuần.
Quy tắc an toàn khi ăn trứng
Vỏ trứng là nơi vi khuẩn salmonela - loại vi khuẩn gây độc cho thức ăn - có thể trú ngụ và sinh sôi. Thực phẩm nhiễm độc khuẩn salmonela vào cơ thể có thể gây ngộ độc hoặc là mầm mống của nhiều loại bệnh. Vì thế, trứng cần được cất giữ và sử dụng đúng cách an toàn:
- Giữ trứng trong tủ lạnh suốt trong thời gian từ lúc mới lấy ở trang trại ra cho đến khi đưa vào chế biến.
- Nấu trứng ở nhiệt độ thích hợp cho đến khi lòng đỏ cứng lại.
- Những loại thực phẩm nấu chung với trứng cần được nấu cho đến chín.
- Hỗn hợp trứng và các loại thực phẩm khác sau khi nấu chín cần được giữ ở nhiệt độ lạnh thích hợp cho đến khi ăn.
- Luôn bảo đảm mua loại trứng đã được diệt khuẩn, kiểm dịch.
End of content
Không có tin nào tiếp theo