Hầu hết mọi người khi chọn mua một sản phẩm mới đều rất "lười" đọc nhãn mácvà tìm hiểu xem có những thành phần nào độc hại hay không. Nhiều người còn cho rằng đồ gia dụngthì không hề độc hại, hoặc nếu có thì cũng rất ít, khôngđáng lo ngại. Thế nhưng sự thực không phải như vậy.
Theo nghiên cứu của SởY tế New York, Mỹ, mỗi ngày, con người tiếp xúc với hơn 700.000 (thậm chí hơn 2 triệu) loại chất độc hại khác nhau, mà rất nhiều chất trong số đó có nguồn gốc từ nhữngđồ dùng gia đình mà bạnhay sử dụng.
Theo thời gian, các chất hóa học này sẽ tích tụ trong cơ thể bạn qua quá trình ăn uống, hít thở vàtiếp xúc trực tiếp qua da, gây ra nhiềuchứng bệnh nguy hiểm vàảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
1. Dung dịch tẩy rửa đa năng
Đây là loại chất tẩy rửađược nhiều gia đình ưa chuộng bởi tác dụng tẩy sạch nhiều bề mặt đến "thần kỳ" mà không cần mất công mua nhiều loại chất tẩy rửa riêng biệt. Thế nhưng tỷ lệ thuận với công dụng tẩy rửa ấy cũng chính là độđộc hại của hóa chất, mà điển hình là2-butoxyethanol vì mùi thơm ngọt ngào của nó.
Theo Cơ quan đặc trách các chất độc hại và theo dõi tật bệnh Hoa Kỳ (ATSDR), 2-butoxyethanol thuộc nhóm các chất độc hại có tênglycol ehters, là nguyên nhân chính gây ra khó thở, huyết áp thấp, phù nề phổi, tổn hại gan, sỏi và đưa cơ thể vào trạng thái mê man.
2. Xà phòng và nước rửa tay
Triclosan là một chất kháng khuẩn, khử trùng được sử dụng phổ biến trong các loại xà phòng rửa tay, nước rửa tay,... Dù triclosan là một hợp chất chống vi khuẩn mạnh, nhưng thực tế thì nó lại thúc đẩy sự phát triển và sinh sôi của các loại vi khuẩn đề kháng sinh và có thể gây ra rối loạn hoocmon nghiệm trọng đối với phụ nữ.
Bởi vậy, các loại xà phòng rửa tay, nước rửa tay không làm cho chúng ta khỏe mạnh hơn hay an toàn hơn chút nào. Thay vào đó, hãy sử dụng các loại nước sát trùng tay có thành phần dựa trên cồn và không chứa triclosan.
3. Đồ nhựa
Có thể bạn đã được nghe nói về chất độcbisphenol A (BPA) được tìm thấy trong các loại đồ nhựa mà bạn vẫn hay dùng để đựng thức ăn hàng ngày. Theo một số nghiên cứu, BPA gấy ra các rối loạn chức năng nội tiết thông thường và có những tác động đáng kể đến não.
Tuy đa số các nước trên thế giới và kể cả Mỹ vẫn cho phép sử dụng BPA, bạn vẫn nên hạn chế các sản phẩm nhựa ở mức độ có thể vàchuyển sang dùng các sản phẩm thủy tinh hoặc inox.
4. Thiết bị sưởi ấm
Việc sử dụng lò sưởi bằng gas hoặc các loại than củi, xăng, dầu mỏ đốt nửa chừng (cháy không hoàn toàn) sẽ sản sinh ra Carbon monoxide (CO), một loại chấtkhông mùi không vị nhưng lại là tác nhân "giết người thầm lặng".
Ngộ độc CO sẽ dẫn đến những triệu chứng nhức đầu, buồn nôn, khó thở và từ từ đi vào hôn mê, nghiêm trọng hơn, nó có thể dẫn đến nghẹt cứng phổi, co giật và tử vong.
5. Các loại chảo chống dính
Không thể phủ nhận rằng các loại chảo chống dính cực kỳ hữu dụng khi nấu nướng, thế nhưng chất perfluorooctanoic acid (PFOA) có trong thành phần chống dính của nhiều loại chảo "kém chất lượng" sẽ sinh ra khói độc gây ho, tức ngực, khó thở, thậm chí tăng nguy cơ ung thư hoặc sảy thai.
6. Nến thơm
Có lẽ nhiều người sẽ không ngờ rằng những ly nến thơm lung linh xinh xắn hay dùng để trang trí phòng hay bàn tiệc, lại chính là thủ phạm gây ra các vấn đề kích ứng da và khó thở, bởi chúng có chứa benzen và thải ratoluene khi đốt. Thay vì dùng nến thơm, hãy sử dụng các loại tinh dầu hoặc nến từ sáp đậu nành để đảm bảo cho sức khỏe.
7. Sơn chống ẩm mốc cho đồ nội thất
Sự góp mặt của các hợp chất PFC trong sơn chống ẩm mốc cho đồ nội thất, tuy giúp đồ gỗ luôn sạch sẽ và dễ dàng lau sạch các vết bẩn và dầu mỡ, nhưng lại chính là "thủ phạm" nguy hiểm gây ra các bệnh như chậm dậy thì, cân nặng trẻ sơ sinh thấp, làm tăng mứccholesterolvà giảm phản ứng miễn dịch khi tiêm chủng.
Vì vậy, đừng ngần ngại bỏ ngay loại sơn nội thất như trên và chọn loại sơn an toàn để thay thế.