Đổi tên Cục Cảnh sát biển thành Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển
Cảnh sát biển Việt Nam mới được trang bị thêm một dàn tàu hiện đại.
Cụ thể, sửa Điều 3 của Nghị định cũ quy định “Hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam; tôn trọng và tuân thủ các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên”, Nghị định mới bổ sung thêm nội dung quy định “Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước”.
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu có hình quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội; kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp và được ghi riêng một mục trong tổng kinh phí hoạt động của Bộ Quốc phòng.
Tư lệnh, Chính ủy, Phó Chính ủy và các Phó Tư lệnh Cảnh sát biển do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nghị định 86 cũng chỉ quy định nguyên tắc “Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển”. Nghị định mới thể hiện chi tiết “Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội về quản lý Nhà nước đối với lực lượng Cảnh sát biển, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển”.
Cũng theo Nghị định 96/2013, cụm từ "Cục Cảnh sát biển" được thay đổi thành "Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển"; "Cục trưởng Cục Cảnh sát biển" thay đổi thành "Tư lệnh Cảnh sát biển" (khoản 2 Điều 5). Điều 4 về tên giao dịch quốc tế được sửa từ “Vietnam Marine Police” thành “Vietnam Coast Guard”.
Nghị định mới có hiệu lực thi hành từ 12/10/2013.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhật Bản hỗ trợ Đà Nẵng thúc đẩy tiết kiệm năng lượng cho người dân
Không khí lạnh khiến miền Bắc rét sâu hơn, Trung Bộ và Nam Bộ lạnh diện rộng
Vinh danh các tài năng công nghệ trẻ
Cuộc đua thu hút nhân tài của các trường đại học Việt Nam
Xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến đáng quay trở lại của du khách
Đề xuất hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế quá hạn từ 50 triệu đồng trở lên