Động lực nào thúc đẩy kinh tế Việt 6 tháng cuối năm?
Ngay từ đầu bản báo cáo Triển vọng thị trường Việt Nam, các chuyên gia của HSBC cho rằng: “Sản xuất và xuất khẩu là ngôi sao sáng" giúp kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong nửa cuối năm 2014.
Để làm rõ nhận định này, HSBC cho rằng, bất chấp suy thoái toàn cầu trong nửa đầu năm 2014, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng 14,9% tính từ đầu năm.
Bên cạnh đó, chỉ số HSBC PMI của Việt Nam cũng tăng trưởng ổn định trong nửa đầu 2014 (luôn duy trì ở mức trên 50), được hỗ trợ bởi sản lượng và đơn hàng mới tăng mạnh.
HSBC kỳ vọng sản lượng sẽ tiếp tục tăng trong 6 tháng cuối năm 2014, nhờ sự hỗ trợ của cầu bên ngoài phục hồi và đầu tư mới bắt đầu đi vào hoạt động. Ngoài ra, đơn hàng xuất khẩu mới sẽ phục hồi trong nửa sau của năm 2014 khi nhu cầu của thế giới toàn cầu trở nên tốt hơn.
Nhu cầu nội địa cũng được dự đoán sẽ dần phục hồi, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam.
Trong trung hạn, các sự kiện như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mở rộng cánh cửa tới các thị trường và cho phép các khu vực kinh tế năng động nhất của Việt Nam trở nên cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Đồng thời, khu vực sản xuất và nông nghiệp sử dụng nhiều lao động sẽ có khả năng bùng nổ cho phép người dân tích lũy vốn và đầu tư vào các công nghệ hữu ích và dịch chuyển cao hơn trên chuỗi giá trị.
Tuy nhiên, các chuyên gia của HSBC cũng e ngại rằng: Trong lúc bức tranh về sản xuất sáng sủa trong ngắn và trung hạn, những thách thức vẫn tồn tại trong nền kinh tế, đặc biệt là các khu vực phục vụ nội địa.
Vì thế, các chuyên gia kỳ vọng: “GDP chỉ tăng ở mức 5,5% trong năm 2014 và 5,8% trong năm 2015 do nhu cầu nội địa trì trệ. Ngân hàng, đầu tư công và cải cách các doanh nghiệp quốc doanh vẫn là những mắt xích còn thiếu để Việt Nam có thể quay trở lại thời kỳ tăng trưởng 7%".
Các chuyên gia của HSBC kỳ vọng lạm phát toàn phần của Việt Nam sẽ tăng nhẹ trong quý III từ mức 5% của tháng Sáu (tính theo cùng kỳ năm ngoái) do giá năng lượng và các dịch vụ xã hội tăng lên; CPI của quý IV giảm và ở mức 5,5% vào cuối năm 2014, tính theo cùng kỳ năm ngoái.
HSBC dự đoán lãi suất OMO sẽ được giữ ổn định ở mức 5% trong phần còn lại của năm, vì nhu cầu nội địa yếu không còn phụ thuộc nhiều vào vấn đề lãi suất. Tính từ đầu năm tới nay, tăng trưởng tín dụng mới đạt mức 2,3% trong tháng Sáu.
Trong khi sản xuất và xuất khẩu đạt mức tốt do đặc điểm nhân khẩu học thuận lợi, Việt Nam vẫn cần một thị trường vốn lưu động để thoát khỏi bẫy thu nhập thấp tới trung bình. GDP theo đầu người của Việt Nam vẫn còn chậm và sẽ chỉ tăng gấp đôi đạt 4.000 đô la Mỹ vào năm 2020.
Qua thời kỳ chuyển tiếp nhân khẩu vàng, vốn và việc phân bổ vốn sẽ là nhân tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng. Nhưng trong ngắn hạn, nền kinh tế cần vốn để giải quyết nợ xấu, thông qua bán tài sản cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoặc vay mượn từ thị trường vốn quốc tế.
Các chuyên gia cho rằng: Nợ xấu gia tăng là một trong những nguyên nhân chính khiến hệ thống ngân hàng không thực hiện được vai trò của một nhà cho vay chính trong nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước đang gia tăng khả năng giám sát của mình thông qua Quyết định 254.
"Tuy nhiên, bên cạnh thử thách về nợ xấu, chúng tôi tin rằng Ngân hàng Nhà nước đã đạt được những tiến bộ tích cực, đặc biệt trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và xây dựng năng lực thể chế.
Một mặt, nợ xấu gia tăng bắt buộc Ngân hàng Nhà nước phải nâng cao khả năng giám sát hệ thống tài chính và củng cố lĩnh vực ngân hàng.
Sẽ còn có những sáp nhập mặc dù vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi làm thế nào việc sáp nhập các ngân hàng yếu có thể tạo ra một ngân hàng mạnh, các chuyên gia HSBC nhận định.
Theo Bizlive
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo