Đột phá tín dụng
Vay không cần tài sản bảo đảm
Thực hiện Nghị quyết số 14/NQ-CP của Chính phủ, NHNN đã phối hợp với Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN khẩn trương nghiên cứu, khảo sát thực tế một số mô hình tại một số tỉnh, thành phố và xây dựng cơ chế chính sách của chương trình cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao và phục vụ xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp với nhiều chính sách đặc thù.
Theo đó, lãi suất cho vay của chương trình này từ 7% - 10,5%/năm, hạn mức cấp tín dụng có thể tới 90% giá trị của phương án, dự án vay vốn; trường hợp khách hàng không đủ tài sản đảm bảo khoản vay mà NHTM kiểm soát được dòng tiền theo chuỗi liên kết thì có thể xem xét cho vay không có tài sản đảm bảo.
Hàng loạt các dự án cho vay theo mô hình chuỗi liên kết đã và đang phát huy hiệu quả góp phần hỗ trợ cho các sản phẩm hàng hóa lớn, có tính chất chuyên sâu cao, tạo sức mạnh liên kết theo chuỗi. Từ đó đã tăng lợi thế cạnh tranh, tạo ra giá trị gia tăng lớn cho sản phẩm của vùng, của DN, của quốc gia.
Điển hình như chuỗi liên kết sản phẩm lúa nếp trên địa bàn huyện Phú Tân do Công ty TNHH Thương mại đầu tư Tín Thương triển khai. Tổng kinh phí đầu tư dự án hơn 31,3 tỷ đồng. Agribank Chi nhánh Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh đã cho vay 25 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi 7%/năm. Đây là 1 trong 4 DN được UBND tỉnh An Giang lựa chọn phê duyệt cho vay dự án thí điểm chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ trên địa bàn tỉnh theo chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp của Chính phủ.
“Mơ ước của tôi đã trở thành hiện thực, dự án chuỗi liên kết sản phẩm lúa nếp Phú Tân được gắn kết chặt chẽ trong vụ Đông Xuân 2014-2015, đem lại hiệu quả cho bà con nông dân trong vùng sản xuất”, ông Lê Văn Tài, Chủ nhiệm HTX Phú Thượng, xã Phú Thạnh, Phú Tân chia sẻ.
Giám đốc Công ty TNHH Thành Tín - bà Trần Thanh Nga cũng khẳng định: “NHNN đã có chính sách hết sức đúng đắn, tạo điều kiện cho công ty chúng tôi được vay vốn từ chương trình cho vay thí điểm đối với các mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao và phục vụ xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. BIDV chi nhánh Sóc Trăng ký hợp đồng tín dụng cho vay 120 tỷ đồng.
Đột phá tín dụng
Đến nay, tổng số DN được phê duyệt tham gia chương trình cho vay thí điểm là 28 DN để triển khai 30 dự án tại 22 tỉnh, thành phố với số tiền các NHTM đã ký kết với các DN tham gia chương trình lên tới hơn 4.600 tỷ đồng. Đây là 28 DN tiêu biểu đại diện cho 8 ngành nghề sản xuất nông nghiệp có thế mạnh tại 5 khu vực trên toàn quốc. DN có thêm nguồn vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, còn người dân tham gia chuỗi sản xuất cũng yên tâm hơn khi được DN đảm bảo cung ứng giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bao tiêu sản phẩm... qua đó nâng cao hiệu quả trong chuỗi sản xuất cũng như giá trị xuất khẩu của các sản phẩm nông nghiệp”.
Phát biểu tại Hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, tổ chức ngày 8/11 tại Yên Bái, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng, NHNN đã tạo ra bước đột phá trong chính sách tín dụng cho nông nghiệp - nông thôn với chương trình cho vay thí điểm theo mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên toàn quốc nói chung và khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ nói riêng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương