Dự án đê, kè biển gần 200 tỷ đồng ngổn ngang trước mùa mưa bão
Được biết, dự án nêu trên được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt năm 2016, do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư từ nguồn vốn của chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.
Dự án có chiều dài tuyến hơn 3.300 m với thời gian triển khai thi công trong vòng 36 tháng. Tổng mức đầu tư của dự án nêu trên là trên 181 tỷ đồng.
Mục tiêu của dự án nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống lụt bão, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ an toàn, tính mạng và tài sản nhân dân trong mùa mưa bão, tạo mạng lưới giao thông trong khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân vùng dự án.
Qua tìm hiểu được biết, do mặt bằng thi công gặp khó khăn nên sau hơn một năm triển khai, dự án mới xây dựng được khoảng 400 m đê, kè ở khu vực thôn 1, xã Quảng Thái. Khối lượng thi công ước đạt khoảng 20% với số vốn đã giải ngân là gần 29,5 tỷ đồng.
Theo đại diện nhà thầu thi công cho biết, hiện nay, do khó khăn về nguồn vốn, trong khi đó, khối lượng thi công đã vượt vốn được cấp và không có mặt bằng để triển khai thi công tiếp. Do đó, hai nhà thầu đã xin tạm dừng thi công dự án.
Năm 2017 và 2018, công trình không được ghi vốn nên không có kinh phí chi trả đền bù, mới giải phóng được 950/hơn 3.300 m, chủ yếu qua những vị trí không có dân cư sinh sống. Trong khi đó, phần còn lại phải di dời tái định cư cần nguồn kinh phí lớn nên chưa thực hiện được.
Các đơn vị đã nhiều lần báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa cấp bổ sung vốn cho dự án để tiếp tục triển khai nhưng vẫn chưa được bổ sung.
Vì không có mặt bằng và vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công, nên trên công trường, các nhà thầu dừng thi công hoặc thi công cầm chừng, do đó không thể hoàn thành dự án theo kế hoạch đề ra, không đáp ứng yêu cầu phòng chống lụt bão và ngăn chặn hiện tượng xâm thực, sạt lở bờ biển ngày càng tiến triển.
Ngoài ra, máy móc phải phủ bạt, phơi nắng mưa dẫn đến hoen gỉ; mặt nền bị xói lở, nhiều cấu kiện bê tông đúc sẵn trôi xuống bãi cát.
Theo phản ánh của người dân địa phương, khu vực triển khai dự án trước đây là rừng phi lao có chức năng chắn gió, cát, phòng hộ ven biển, phòng chống lụt bão rất có hiệu quả. Tuy nhiên, để triển khai dự án thì cánh rừng này đã bị chặt hạ, mặt nền là cồn cát cũng được hạ xuống để gần sát với mặt đường.
Ông Phạm Trung Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thái, cho biết việc dự án chậm trễ ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Cảnh quan bờ biển bị biến đổi, ngư dân không còn chỗ neo đậu tàu thuyền, ảnh hưởng lớn đến nghề đánh bắt trên biển.
Cũng theo ông Tuấn, mùa mưa bão sắp đến, chính quyền địa phương và người dân rất lo lắng khi công trình vẫn dở dang. Nếu có một cơn bão mạnh cấp 11 vào, tính mạng, tài sản của hơn 300 hộ dân ở sát bờ biển sẽ bị đe dọa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ông Trần Chí Cường làm Trưởng Ban chỉ đạo phát triển ngành logistics Đà Nẵng
Kế hoạch triển khai thi hành Luật Bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp Pháp muốn đầu tư vào hạ tầng giao thông tại Long An
Hướng nghiệp sớm, hình thành đội ngũ lao động trẻ có tay nghề cao
An Giang bàn giải pháp phát huy giá trị chiến lược của kênh Vĩnh Tế
Đề xuất giải pháp phát triển cảng biển khu thương mại tự do Đà Nẵng