Quốc tế

Dự báo 5 "điểm nóng" quốc tế trong năm 2017

(DNVN)-Theo dự báo của tờ The National Interest, năm 2017 chính trường quốc tế sẽ chứng kiến 5 điểm nóng, theo đó có thể bùng phát thành xung đột vũ trang.

Chính quyền của ông Donald Trump nhậm chức trong bối cảnh thế giới có nhiều bất ổn. Với nhiều lý do khác nhau, trong đó một số liên quan đến những phát ngôn gây sốc của ông Trump, các cường quốc trên thế giới hiện đang phải đối mặt với nhiều bất ổn hơn bất cứ thời điểm nào trong thời gian gần đây. Trong những tháng đầu tiên sau khi ông Donald Trump nhậm chức, mà có thể thậm chí trước khi ông lên nắm quyền, Mỹ sẽ phải huy động mọi nỗ lực để loại bỏ mối đe dọa leo thang xung đột giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc. 

Tạp chí The National Interest của Mỹ đã liệt kê 5 “điểm nóng" quốc tế có thể bùng phát thành Thế chiến III trong năm 2017.

Bán đảo Triều Tiên 

Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama đã khẳng định với Tổng thống đắc cử Donald Trump rằng, chính sách về Triều Tiên sẽ là phép thử lớn đầu tiên trong chính quyền mới. Triều Tiên đang tiếp tục chế tạo nhiều tên lửa đạn đạo ngày càng hoạt động hiệu quả hơn, cũng như tham vọng mở rộng kho vũ khí hạt nhân. 

Trong khi đó, Hàn Quốc đã lâm vào một cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. Xung đột có thể nổ ra trong bất cứ cách nào nếu Mỹ quyết định ngăn chặn chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên bằng một cuộc tấn công phủ đầu, nếu Tiều Tiên hiểu sai những tín hiệu của Mỹ và quyết định ngăn chặn trước, hoặc nếu một sự sụp đổ chính quyền dẫn đến tình trạng bạo loạn. Khi đó, Trung Quốc, Nga hoặc Nhật Bản có thể dễ dàng bị lôi kéo vào cuộc chiến như những gì đã xảy vào năm 1950. 

Syria

Chiến thắng gần đây của Nga tại Syria dường như đã mở đường cho chính quyền của Tổng thống Assad đưa cuộc nội chiến sang một giai đoạn mới. Mỹ từ chối can thiệp quân sự vào Aleppo, thay vào đó tập trung vào chiến trường Iraq và cuộc chiến chống IS. Chính quyền Obama sẽ không tranh cãi về sự hỗ trợ của Nga đối với ông Assad, và hiện có ít tín hiệu cho thấy rằng, chính quyền của ông Trump sẽ tìm cách đối đầu với Nga. 

Tuy nhiên, trong khi những diễn biến nguy hiểm nhất có thể đã qua đi, nhưng các lực lượng Mỹ và Nga vẫn đang tiếp tục có những động thái đề phòng lẫn nhau. Cuộc không kích của Mỹ gần Deir al-Zour khiến 62 binh lính Syria thiệt mạng đã làm đảo ngược triển vọng hợp tác Nga - Mỹ tại Syria. Một sự kiện tương tự, do các lực lượng Nga hoặc Mỹ phát động, có thể gây áp lực trả đũa lên nước còn lại. Ngoài ra, sự hiện diện của các nhóm khủng bố và lực lượng dân quân bên phía còn lại, cũng như nhiều quốc gia quan tâm khiến tình hình phức tạp và gây ra sự tính toán sai lầm. 

 NI đã liệt kê 5 “điểm nóng’ có thể bùng phát thành Thế chiến III trong năm 2017.

Chiến tranh mạng

Theo NI, "cuộc chiến" quy mô giữa các cường quốc thế giới, có thể bùng lên trong không gian mạng, trong bối cảnh Nga bị cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ hay Trung Quốc đã nhiều lần bị cáo buộc và điều tra về việc đánh cắp bí mật quân sự từ công ty Mỹ.

Tuy nhiên, NI cũng lưu ý rằng, khả năng các cường quốc bị lôi kéo vào một cuộc chiến ảo là điều tương đối thấp. Việc Mỹ có thể phải đáp trả hành động mà họ coi là "gây hấn” của Nga và Trung Quốc trong môi trường không gian mạng vẫn là điều mà các chuyên gia tranh cãi.

Vụ bê bối mang tên "sự can thiệp của Nga" trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi tháng 11 vừa qua và những cáo buộc Moscow nhúng tay vào vụ Brexit cho thấy rằng, những đụng độ trên không gian mạng là điều hoàn toàn có thể xảy ra, tuy nhiên, những cuộc tấn công như vậy chỉ thành công được một lần. Khi đó, Washington có thể sẽ phải tăng cường an ninh mạng đề phòng Moscow và Bắc Kinh... kéo các cường quốc vào vòng xoáy căng thẳng. 

Nam Á
Những báo cáo ban đầu cho thấy rằng, Tổng thống đắc cử Trump có thể tiếp tục chính sách của hai người tiền nhiệm Bush và Obama, đó là thúc đẩy mối quan hệ Mỹ - Ấn Độ. Thực tế, chiến dịch của ông Trump không nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng người Hindu tại Mỹ - những người có xu hướng ủng hộ cuộc đối đầu với Pakistan. 

 

Cuộc điện đàm với Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif đã đặt những giả định trên vào hỗn loạn. Ông Trump dường như cho thấy vai trò của mình với tư cách là người trung gian trong vụ tranh chấp ở Kashmir. 

Giới phân tích tại Ấn Độ và Mỹ lo ngại rằng, Pakistan có thể coi thông điệp này như một đèn xanh để tăng cường các chiến dịch quân sự tại và quanh Kashmir, và thực hiện những bước đi leo thang khác. Và nếu một trong hai nước quyết định leo thang, sau đó Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ can thiệp vào cuộc xung đột. 

Biển Baltic

Theo dự báo của NI, có lẽ mối nguy hiểm lớn nhất nằm ở khu vực Baltic. Tình hình ở các nước vùng Baltic bộc lộ sự nguy hiểm leo thang đối đầu giữa Moscow và Washington. 

Việc ông Donald Trump đe dọa sẽ rút một phần hoặc toàn bộ quân đội Mỹ ở châu Âu về nước, không tăng cường an ninh cho khối NATO như chính quyền Obama hiện tại có thể khiến các nước châu Âu buộc phải tự mình tăng cường ngân sách quốc phòng, trước "mối đe dọa" từ Nga.Đây là là nguyên cớ khiến vùng Baltic trở thành một điểm nóng tiềm tàng nguy cơ xung đột trong năm 2017.

 

Nên đọc
NM (Theo The National Interest)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo