Quốc tế

Đức có kế hoạch bí mật trong việc nới lỏng lệnh trừng phạt Nga

(DNVN)-Dù còn nhiều tranh cãi, các chính trị gia Đức đang lên kế hoạch nới lỏng các lệnh trừng phạt Nga. Berlin hiện đã sẵn sàng bãi bỏ một số lệnh trừng phạt Nga đổi lại Matx-cơ-va hỗ trợ việc tổ chức cuộc bầu cử địa phương ở miền Đông Ukraine.

Tạp chí Der Spiegel của Đức đưa tin, dù còn nhiều tranh cãi, các chính trị gia Đức đang lên kế hoạch nới lỏng các lệnh trừng phạt Nga. Berlin hiện đã sẵn sàng bãi bỏ một số lệnh trừng phạt Nga đổi lại Matx-cơ-va hỗ trợ việc tổ chức các cuộc bầu cử địa phương ở miền Đông Ukraine.

Theo Der Spiegel, Đức có kế hoạch bí mật trong việc nới lỏng lệnh trừng phạt Nga (Ảnh Sputnik)

Der Spiegel cho hay, tính đến nay, quan điểm của Đức về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Nga nhằm vào Nga được coi là có thể diễn ra chỉ khi thỏa thuận Minsk được thực thi đầy đủ. Tuy nhiên, hiện Berlin đã sẵn sàng có những nhượng bộ và nới lỏng lệnh trừng phạt nếu các quốc gia có thể đạt được ít nhất một số tiến bộ trong tiến trình thực hiện thỏa thuận Minsk. 

"Tôi luôn luôn giữ quan điểm rằng, lệnh trừng phạt không phải là mục tiêu. Việc nới lỏng lệnh trừng phạt có thể được thảo luận nếu việc thực thi thỏa thuận Minsk đạt tiến bộ rõ ràng", Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier trước đó cho biết. 

Theo tạp chí này, Berlin có khả năng sẽ dỡ bỏ một phần một số lệnh trừng phạt, đổi lại Matx-cơ-va trợ giúp trong việc tổ chức các cuộc bầu cử địa phương ở miền Đông Ukraine. Tuy nhiên, động thái này có thể sẽ chỉ bao gồm việc hủy bỏ lệnh cấm vận duy lịch hoặc giảm thời gian áp dụng lệnh trừng phạt từ 6 tháng xuống còn 3 tháng, chứ không phải là những biện pháp trừng phạt có tầm quan trọng thực sự với Nga, chẳng hạn như lệnh cấm vận tài tài chính hay các lệnh trừng phạt được áp đặt liên quan đến C-rưm.

"Bằng cách này, Đức đang tìm cách duy trì sự đoàn kết của EU và nhằm hòa giải giữa những người ủng hộ và phản đối lệnh trừng phạt", tạp chí trên viết. 

Cách đây ít tuần, ông Steinmeier lưu ý rằng, việc EU phản đối gia hạn lệnh trừng phạt Nga đang gia tăng, do vậy sẽ rất khó khăn trong việc đạt được một quan điểm chung về vấn đề này. 

 

Theo Der Spiegel, mục tiêu quan trọng nhất của chính phủ Đức là duy trì sự thống nhất trong EU để Tổng thống Nga không có cảm giác rằng, ông ấy có thể chia rẽ các quốc gia châu Âu. 

Tháng 8/2014, EU và Mỹ đã áp đặt một số lệnh trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine sau khi cáo buộc Matx-cơ-va kích động xung đột. Giới chức Nga đã nhiều lần bác bỏ các buộc này và đáp trả bằng việc áp lệnh cấm vận thực phẩm. Lệnh cấm vận của Nga đã tác động tiêu cực đến nhiều nền kinh tế châu Âu. 

Nên đọc
NM (Theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo