Đức hỗ trợ đào tạo nghề cho Việt Nam
Tham dự hội nghị có khoảng 250 đại biểu đại diện cho Chính phủ Việt Nam, các Bộ, ngành liên quan; đại diện lãnh đạo cấp cao và các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức, các Viện nghiên cứu về giáo dục, đào tạo, dạy nghề; các cơ sở dạy nghề thuộc các chương trình, dự án thuộc khuôn khổ hợp tác phát triển Việt - Đức, các cơ sở dạy nghề được đầu tư trọng điểm đạt trình độ khu vực và quốc tế; và một số cơ quan, tổ chức, địa phương liên quan, các địa phương có mạng lưới cơ sở đào tạo nghề phát triển… cùng đại diện các nước ASEAN có quan hệ hợp tác về dạy nghề sẽ về dự hội nghị.
Hội nghị được tổ chức với mục đích thu hút sự hỗ trợ và hợp tác trong khu vực và quốc tế nói chung và của Cộng hòa Liên bang Đức nói riêng cho công tác hoàn thiện pháp luật, chính sách và các chương trình, kế hoạch về dạy nghề của Việt Nam.
Thúc đẩy, tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Cộng hòa Liên bang Đức và các nước khu vực ASEAN trong lĩnh vực đào tạo nghề
Hội nghị xoay quanh 4 chuyên đề, bao gồm: Tiêu chuẩn nghề, quan hệ hợp tác với doanh nghiệp trong đào tạo nghề; phát triển đội ngũ giáo viên đào tạo nghề có năng lực; tài chính cho dạy nghề - Hội nghị sẽ tạo một diễn đàn cho các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia về dạy nghề, đại diện các nhà sản xuất, kinh doanh từ Việt Nam và các nước ASEAN thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về những nội dung quan trọng liên quan đến đổi mới dạy nghề trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế.
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Ngọc Phi nhấn mạnh: “Chúng ta cần xốc lại, đổi mới chất lượng giáo dục dạy nghề để từng bước phát triển dạy nghề đáp ứng yêu cầu lao động cho đât nước”.
Bên cạnh đó, thông qua các báo cáo trình bày và ý kiến thảo luận tại Hội nghị sẽ đề xuất các khuyến nghị cho việc tiếp tục đổi mới dạy nghề ở Việt Nam và khuyến khích, tăng cường khả năng hợp tác về dạy nghề trong khu vực ASEAN.
Mục đích là thu hút hỗ trợ và hợp tác trong khu vực và quốc tế và của Cộng hòa Liên bang Đức nói riêng cho công tác hoàn thiện pháp luật, chính sách cũng như các chương trình, kế hoạch về dạy nghề tại Việt Nam. Thúc đẩy và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Cộng hòa Liên bang Đức và các nước khu vực ASEAN trong lĩnh vực đào tạo nghề.
Tiến sĩ Horst Sommer Giám đốc Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam (GIZ) cho biết, hiện tại Chính phủ Đức đang hợp tác phát triển đào tạo nghề cho Việt Nam, trong đó có hỗ trợ 13 triệu EURO cho công tác đào tạo nghề ở một số trường nghề tại Việt Nam.
Trước đó, hợp tác về dạy nghề trong Hợp tác Phát triển Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức đã trở thành quan hệ hợp tác truyền thống và là một trong những lĩnh vực được ưu tiên.
Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức đã và đang hỗ trợ Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng và quy mô đào tạo nghề. Ngày 11-10-2011, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Thủ tướng Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức đã ký Tuyên bố chung Hà Nội về quan hệ đối tác chiến lược, trong đó thống nhất đồng tổ chức Hội nghị khu vực về đào tạo nghề tại Việt Nam vào năm 2012.
Như Trâm
End of content
Không có tin nào tiếp theo