Xã hội

Đúc tượng rùa vàng ở hồ Gươm: Phản đối nhiều hơn ủng hộ

Những ngày gần đây, dư luận vẫn đang xôn xao việc lên ý tưởng đúc tượng rùa vàng ở hồ Gươm. Bên cạnh những lời tán thành thì có vô vàn ý kiến phản đối.

Câu chuyện xuất phát từ ông Tạ Hồng Quân - một công dân sinh sống và làm việc tại Hà Nội đã đề xuất ý tưởng đúc tượng rùa vàng ở hồ Gươm cao 3,5m, nặng 10 tấn đặt ở phố đi bộ. 

Nói về ý tưởng, trao đổi với PV Lao động, GS Phan Huy Lê cho rằng, xây dựng bất cứ công trình nào ở không gian đặc biệt này cũng cần thận trọng, tính toán kỹ lưỡng chứ không thể tùy tiện.

Hình ảnh mô phỏng ý tưởng đúc  tượng rùa vàng ở hồ Gươm. Ảnh: TT

GS Trần Lâm Biền cũng phản đối gay gắt ý tưởng này và cho rằng không thể chọn con rùa làm biểu tượng của Việt Nam. “Con rùa vẫn được coi là con vật chậm chạp. Xưa các cụ đã không coi trọng con rùa, chẳng lẽ bây giờ chúng ta lại nâng nó lên thành biểu tượng” - GS Biền nói.

Thần linh hay linh vật được coi như biểu tượng thiêng liêng ăn sâu tâm hồn người Việt thì cái tích cực cao hơn tiêu cực. Ở đây cái tiêu cực của con rùa nhiều hơn nên không thể là biểu tượng. Con rồng cũng có những tiêu cực nhưng là thứ yếu, cái tích cực là chủ yếu. 

Tổ tiên ta chẳng ai lấy con rùa làm biểu tượng thiêng liêng, chỉ lấy con rồng thôi. Rõ ràng đất Hà Nội có chữ Thăng Long, con rồng được nhà Lý chọn làm biểu tượng. Khi chưa tìm được linh vật nào mang đủ tư cách biểu tượng thiêng liêng thì hãy theo tổ tiên tạm chọn con rồng đã, nhưng phải chọn mẫu hình con rồng Việt không giống Trung Hoa cũng không giống Ấn Độ.

Nhà sử học Dương Trung Quốc, dù khen ý tưởng dựng tượng rùa vàng ở hồ Gươm là hay, nhưng cũng khuyên lãnh đạo Hà Nội nên cân nhắc, thận trọng. “Hồ Gươm là không gian tâm linh của người Việt.

Một phản ứng khác trên báo Tiền Phong, nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh cho rằng muốn làm bất cứ điều gì quanh hồ Gươm đều phải xem xét, không thể đại khái vẽ trên 3D tự nhìn, tự sướng với nhau. “Bờ Hồ quá chật chội, để cái gì vào cũng kích. Thêm cái gì là chết cái đó”, ông nói. 

 

TS Nguyễn Hồng Kiên phát biểu: “Chúng ta nếu muốn tôn tạo hồ Gươm, muốn phát huy câu chuyện về “tinh thần yêu hoà bình” (?) theo câu chuyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi thì nên chú ý khu tượng đài vua Lê Thái Tổ ở bờ Tây của hồ. Nhân vật chính của huyền thoại đẹp về hồ Gươm là vua Lê Thái Tổ, đâu phải “cụ” rùa?

Mặc dù gặp nhiều lời bàn tán về ý tưởng, ông Tạ Hồng Quân - người trình đề án “Đúc biểu tượng rùa vàng ở hồ Gươm” lên UBND TP.Hà Nội cho biết, ông đã lường trước phản ứng của dư luận. “Tôi biết sẽ nhận chỉ trích, sẽ không được đồng tình 100%, nhưng tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình...”

Nên đọc
Nguyễn Hà (tổng hợp theo báo Lao động, Tiền Phong)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo