Dùng Facebook hơn 2 tiếng mỗi ngày dễ có suy nghĩ tự tử?
Phần lớn người thuộc thế hệ Z (sinh từ giữa năm 1990 trở lại đây) không thể tưởng tượng ra cuộc sống thiếu Facebook, Snapchat, Instagram hay Twitter. Gần 1/4 trẻ em ở tuổi vị thành niên gần như online liên tục với thời gian chủ yếu dành cho các mạng xã hội.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của mạng xã hội đến sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi này lại không rõ ràng do có quá ít nghiên cứu được thực hiện. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã được thực hiện để cảnh báo sử dụng mạng xã hội thường xuyên sẽ tác động tiêu cực đến tình trạng tâm lý của giới trẻ.
Đây là nghiên cứu của Ottawa Public Health, cơ quan y tế của thủ đô Ottawa, Canada. Để thực hiện nghiên cứu, các tác giả phân tích dữ liệu từ 750 học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 thu thập cho khảo sát “Sức khỏe và sử dụng chất gây nghiện Ontario năm 2013”.
Người tham dự được đề nghị trả lời các câu hỏi về thói quen dùng mạng xã hội, sức khỏe tâm lý và tình trạng tâm lý, hỗ trợ sức khỏe tâm lý. Trong số này, 25% cho biết họ dành ít nhất 2 tiếng/ngày cho các trang như Twitter, Instagram và Facebook.
Các nhà nghiên cứu phát hiện người dùng nhiều mạng xã hội có xu hướng báo cáo sức khỏe tâm thần tồi tệ, căng thẳng với triệu chứng của lo lắng và trầm cảm, suy nghĩ tự sát, không thỏa mãn nhu cầu sức khỏe tâm thần cao hơn.
Dù nghiên cứu không chứng minh được tính nhân quả, có thể thấy tác động hai chiều ở đây: người gặp rắc rối về tâm lý có xu hướng dùng mạng xã hội thường xuyên, trong khi dùng mạng xã hội “quá liều” lại dẫn đến vấn đề tâm lý.
Bác sỹ Hugues Sampasa-Kanyinga, trưởng nhóm tác giả nghiên cứu, nhận định: “Có thể trẻ vị thành niên gặp vấn đề tâm lý đang tìm kiếm sự tương tác vì họ cảm thấy cô đơn và bị cô lập, hoặc chúng muốn thỏa mãn nhu cầu chưa được đáp ứng”. Tác giả thừa nhận quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và vấn đề tâm lý là phức tạp.
Tuy nhiên, giải pháp cho tình trạng này không phải là tách trẻ khỏi mạng xã hội, thay vào đó là đưa các nguồn lực lên trên các nền tảng này. Do trẻ thường xuyên truy cập các trang mạng xã hội, đây là địa chỉ hoàn hảo để các tổ chức y tế và nhà cung cấp dịch vụ tiếp cận và kết nối với đối tượng dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn đề nghị phụ huynh xem tình trạng sử dụng mạng xã hội quá mức như dấu hiệu phát hiện vấn đề tâm lý của con em mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đà Nẵng: Tặng quà cho người dân và du khách trong đêm Noel
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất mức trích chi phí quản lý BHXH, bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1,44%
Quỹ 'Vì cuộc sống tươi đẹp' được vinh danh
Đại hội đồng LHQ thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng
Quảng Nam – Đà Nẵng: Nguy cơ thiếu nước trong năm 2025 ở mức cao
Sun Life nhận giải dịch vụ khách hàng tốt nhất