Đường sắt khổ 1m: Chưa đồng ý còn phải lắng nghe
Trao đổi với báo chí, ngày 9/6, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết "Đó mới là đề xuất của Tổng công ty, Bộ chưa chấp thuận ngay mà còn phải lắng nghe ý kiến từ nhiều cơ quan, nhất là các chuyên gia rồi mới đưa ra quyết định”
Chỉ làm thêm ở những chỗ... phù hợp!
Đó là khẳng định của ông Trần Ngọc Thành - Chủ tịch Hội đồng tư vấn ĐSVN khi chia sẻ thông tin vớichúng tôi, ngày 16/6 về đề xuất xin phép Bộ GTVT lập đề án nghiên cứu xây dựng thêm tuyến đường sắt khổ 1m, song song với tuyến hiện tại.
Phân tích rõ, ông Thành cho biết: "Không phải chúng tôi đề nghị xây dựng cả 1 tuyến đường sắt khổ 1m trục Bắc - Nam song song với tuyến hiện tại đang có, mà là xem xét những đoạn nào thuận lợi để lắp thêm 1 đường, thì sẽ triển khai ở khu vực đó".
Theo ông Thành, việc làm 1 tuyến đường sắt mới thì lại khác, vì muốn làm thì phải có cả tàu, cả đường, cả thông tin tín hiệu, cả nhà ga, và như vậy thì sẽ tốn kém hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, ông Thành nhắc lại một lần: "Tôi khẳng định là Tổng công ty ĐSVN không đề xuất xây dựng thêm tuyến đường sắt khổ 1m mà là đặt thêm 1 đường ở những đoạn phù hợp và cần có thêm để lưu thông đường sắt tốt hơn, thuận lợi hơn".
Trước đó, ông Thành đã từng trao đổi với báo chí, cho biết việc nghiên cứu xây dựng thêm 1 tuyến đường sắt khổ 1m song song với đường sắt Bắc - Nam hiện nay là nhằm đảm bảo nhu cầu vận tải trong thời gian chờ xây đường sắt tốc độ cao.
Ông Thành cho biết đường sắt tốc độ cao dự kiến hoàn thành vào năm 2050, như vậy từ nay đến thời điểm đó còn 36 năm vẫn phải sử dụng đường sắt đơn (1 đường). Trong khi nhu cầu vận tải tăng lên từng ngày, đường bộ quá tải và đường sắt không đáp ứng đủ. Nếu có đường sắt đôi khổ 1 m thì sẽ khai thác được hơn 100 đôi tàu/ngày đêm thay vì 25 đôi tàu như đường đơn.
Như vậy sẽ làm giảm chi phí khai thác và đáp ứng được nhu cầu vận tải. “Việt Nam có thể tự mình làm được tuyến đường sắt khổ 1m với nội lực hoàn toàn và tận dụng những cái đang có sẵn để thi công đường, cầu.Như vậy chi phí sẽ rẻ và đảm bảo năng lực vận tải", ông Thành cho biết.
Cơ sở hạ tầng vẫn giữ nguyên
Nói về việc, nếu xây dựng thêm tuyến đường sắt khổ 1m nữa thì có khác nào VN vẫn muốn đi theo chiều lạc hậu, thậm chí còn lãng phí, ông Thanh phủ nhận:"Toàn bộ thông tin tín hiệu nhà ga vẫn giữ nguyên, như vậy là vừa tận dụng được cơ sở hạ tầng cũ, nó phù hợp với lực kinh tế hiện tại, nên không nói là lãng phí".
Theo chia sẻ của ông Thành thì hiện tại, Tổng công ty ĐSVN đang giao nhiệm vụ để các chuyên gia nghiên cứu đề án xem ở đoạn nào, không gian nào đang thuận lợi để mở rộng đường ray, chỗ nào còn bế tắc về tổ chức thông tàu thì tổ chức lắp thêm 1 khổ 1m vào vị trí đó.
Ông Thành khẳng định: "Tôi biết chắc chi phí rất rẻ, và nó nằm trong chương trình hiện đại hóa tuyến đường sắt, theo kế hoạch chi tiết của chính phủ. Chứ chúng tôi có làm đề án xây tuyến đường sắt khổ 1m đâu?".
Khi nhắc đến cụ thể sẽ có bao nhiêu đoạn đường được lắp thêm đường ray 1m, thì ông Thành chỉ nói: "Chúng tôi đang nghiên cứu, nên không thể có những thông tin chi tiết cho dự án này".
Trao đổi với báo chí, ngày 9/6, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, lập luận của ngành đường sắt là trong khi chờ có đường sắt cao tốc thì cần thêm một tuyến đường quy mô vừa phải, phù hợp điều kiện nguồn lực làm đường sắt cao tốc còn khó khăn.
"Tuy nhiên, đó mới là đề xuất của Tổng công ty, Bộ chưa chấp thuận ngay mà còn phải lắng nghe ý kiến từ nhiều cơ quan, nhất là các chuyên gia rồi mới đưa ra quyết định”, ông Thăng nói.
Báo Đất Việt
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Kinh tế 2024- Dự báo 2025: Xuất khẩu thuỷ sản về đích 10 tỷ USD
FPT Nhật Bản đạt danh hiệu nơi làm việc tốt nhất
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Thi công thần tốc, gấp rút đưa các dự án FDI vào sản xuất
Cần khuyến khích thoả đáng cho chuyên gia tư vấn phản biện, giám định xã hội
Cột tin quảng cáo