Ebola: 4.604 người tử vong, Việt Nam ứng phó khẩn cấp
Số người mắc và tử vong được tính tích lũy từ tháng 12/2013 đến ngày 19/10/2014. Trước tình hình đó, GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế vừa chủ trì cuộc họp Văn Phòng đáp ứng khẩn cấp (EOC) để phòng chống dịch bệnh Ebola.
Cuộc họp đã thông tin và nhận định về tình hình dịch bệnh do vi rút Ebola diễn biến hết sức phức tạp nguy cơ lây lan giữa các quốc gia vùng lãnh thổ là rất cao. Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dịch bệnh do vi rút Ebola tiếp tục gia tăng cả về số mắc và số tử vong tại các quốc gia Tây phi.
Số trường hợp mắc tại Guinea là 1.519, trong đó có 862 trường hợp tử vong; Liberia: 4.262 trường hợp mắc, trong đó 2.484 trường hợp tử vong; Sierra Leone 3.410, trong đó 1.200 trường hợp tử vong. Nigeria: 20, trong đó 08 trường hợp tử vong; Senegal 01 trường hợp mắc; Cộng hòa dân chủ Công gô có 68 trường hợp mắc, trong đó 49 trường hợp tử vong.
Hiện nay, dịch bệnh Ebola cũng đã ghi nhân ở các quốc gia khác, tại Tây Ban Nha ghi nhận 01 trường hợp mắc, tại Mỹ ghi nhận 03 trường hợp mắc, trong đó đã có 01 trường hợp tử vong.
GS. TS. Nguyễn Thanh Long chỉ đạo các thành viên Văn phòng EOC rà soát các hoạt động, kế hoạch chuẩn bị ứng phó dịch bệnh do vi rút Ebola theo bảng kiểm của WHO khuyến cáo và khẩn trương xây dựng hoàn thiện kế hoạch đáp ứng trong thời gian tới.
Cụ thể, Bộ Y tế sẽ thiết lập đội phản ứng nhanh các cấp từ Trung ương, khu vục và tỉnh; rà soát cơ chế phối hợp của các cơ quan liên quan; xây dựng Clip về phòng chống Ebola cho cán bộ y tế; tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng về phòng chống bệnh do vi rút Ê-bô-la.
Bộ này cũng sẽ tăng cường năng lực kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm bệnh Ebola tại các cơ sở y tế, trường hợp có ca bệnh Ebola xẩy ra tiến hành các hoạt động cách ly, chẩn đoán xác định ca bệnh, tránh lây lan, trên cơ sở các phòng xét nghiệm hiện có.
Sau khi Bộ Y tế thẩm định sẽ giao cho 4 viện vệ sinh dịch tễ, Pasteur khu vực và Bệnh viện nhiệt đới thực hiện công tác xét nghiệm; quy trình lẫy mẫu xét nghiệm; nâng cao năng lực giám sát tại các cửa khẩu.
Về giám sát tại các cửa khẩu, đặc biệt lưu ý giám sát chặt chẽ phát hiện ca bệnh đầu tiên nếu có vào Việt Nam; sẵn sàng bố trí các phương tiện chuyên dụng vận chuyển bệnh nhân nhiễm Ebola trường hợp nghi có ca bệnh.…
Trước khi cuộc họp diễn ra, GS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sẵn sàng ứng phó, giám sát và phát hiện sớm ca bệnh, tiếp nhận, cách ly và điều trị bệnh nhân nếu có theo đúng quy trình tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương.
Đến nay, Bệnh viện thiết lập 2 phòng cách ly riêng bệnh nhân, dự trữ thuốc, hóa chất, phân công nhiệm vụ cho cán bộ, nhân viên.
Về cơ bản Việt Nam đã đáp ứng sớm và đầy đủ các quy trình đáp ứng của WHO phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.
Trước đó, ngày 15/10/2014 Bộ Y tế đã có Công văn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Y tế, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Công an, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan truyền thông đại chúng và các đơn vị liên quan tăng cường phối hợp triển khai Công điện số 1392/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong công tác giám sát, sẵn sàng đáp ứng các tình huống dịch bệnh do vi rút Ebola.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại chính sách đặc biệt tại WEF Davos
Làng Tom Sara Đà Nẵng được trao giải thưởng Du lịch Cộng đồng ASEAN
Vừa đi xe đạp vừa nghe điện thoại bị phạt bao nhiêu tiền?
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên thảo luận 'ASEAN gắn kết để vươn xa'
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân