FED điều chỉnh lãi suất, Việt Nam ảnh hưởng thế nào?
Theo cơ quan Thương vụ, lãi suất của Mỹ sau 4 lần điều chỉnh được giữ ở mức 0,25-0,5% hầu hết thời gian trong năm 2016, cho đến giữa tháng 12/2016 mới điều chỉnh tăng lên mức 0,5-0,75%. Sau khi Mỹ tăng lãi suất, chỉ số USD so với rổ tiền tệ chủ chốt tăng vọt lên 102,62 điểm, cao nhất trong vòng 14 năm qua.
Cuối năm 2016, Mỹ dự kiến năm 2017, FED sẽ có 2-3 đợt điều chỉnh lãi suất. Tuy nhiên, mới chỉ trong vòng 3 tháng đầu năm 2017, FED đã điều chỉnh lãi suất 2 lần nâng lãi suất cơ bản đồng USD thêm 0,25 điểm phần trăm, lên khoảng 0,75-1% và có khả năng điều chỉnh lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay và 3 lần trong năm 2018.
Nếu đồng USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trên thế giới, và đồng thời giảm so với đồng VNĐ sẽ khiến nợ ngoại tệ của Việt Nam tính bằng VNĐ giảm xuống. Việt Nam giao dịch thương mại với các nước trên thế giới chủ yếu bằng đồng USD nên khi USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trên thế giới thì giá hàng nhập khẩu tính bằng USD cũng sẽ rẻ hơn, do vậy sẽ khuyến khích nhập khẩu, nhưng ngược lại xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ra các nước khác sẽ gặp khó khăn do kém cạnh tranh về giá. Việc này dẫn đến tăng nhập khẩu, giảm xuất khẩu, tăng tỷ lệ nhập siêu, gây áp lực lên cán cân thương mại.
Trong quan hệ thương mại giữa nước ta với Úc thì tác động lớn nhất suy cho cùng thể hiện ở biến động của tỷ giá hối đoái giữa đồng AUD so với đồng USD do cơ chế điều hành xuất khẩu của nước ta neo theo tỷ giá VND/USD.
Trong những tháng cuối năm 2016 và đầu năm 2017, có thể thấy tỷ giá hối đoái của đồng AUD so với đồng USD luôn biến động trong khoảng 0,72-0,78, tức là 1 AUD đổi được 0,72-0,78 USD.
Trong phần lớn thời gian của năm 2016 và 2017, tỷ giá hối đoái ở trong khoảng 0,74-0,77, tức là mức độ biến động trong khoảng ±2%, có thể coi là mức độ biến động ở mức độ vừa phải, chưa thể gây cú sốc cho hàng hóa xuất khẩu của nước ta sang thị trường Úc.
Tuy nhiên, nếu đồng USD tăng giá mạnh so với đồng AUD trong khi tỷ giá giữa USD và VNĐ không thay đổi như kịch bản đầu năm 2015 thì ít nhiều ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như giảm sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Úc với các doanh nghiệp đối thủ trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ do các nước này áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 11/1/2025: SJC chính thức vượt mốc 86 triệu đồng
Giá ngoại tệ ngày 11/1/2025: USD tăng mạnh, Index gần chạm mốc 110
Danh tiếng 'vua sầu riêng' thế giới gọi tên Việt Nam
Kinh doanh online hết thời trốn thuế
Chống lãng phí đất đai - Bài 1: Bờ xôi ruộng mật bị bỏ hoang
Giá heo hơi ngày 11/1/2025: Miền Bắc vươn lên dẫn đầu với mức 69.000 đồng/kg