FLA 3.0 Vietnam: Giải pháp kiểm soát xung đột trong quan hệ lao động
Ngày 18/7/2014, tại Hà Nội, Hội thảo “Kiểm soát xung đột trong quan hệ lao động” nhằm chia sẻ kết quả Dự án và đưa ra một số kiến nghị đối với cộng đồng doanh nghiệp và chính phủ về các vấn đề liên quan. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án nghiên cứu và hỗ trợ giải pháp về quan hệ lao động, tiền lương và giờ làm việc dọc theo chuỗi cung ứng.
Trong 2 năm thực hiện, Dự án đã nghiên cứu sâu khoảng cách về nhận thức giữa 5.000 lao động và quản lý tại 32 nhà máy sản xuất hàng dệt may và da giày tại Việt Nam. Thông qua nghiên cứu, Dự án đã thí điểm gói giải pháp mang tính đột phá về kiểm soát xung đột trong quan hệ lao động thông qua các nội dung liên quan đến đối thoại xã hội, giờ làm việc và trả lương công bằng.
Gói giải pháp này được xây dựng dựa trên nguyên tắc cơ bản như sau: Kiểm soát xung đột kéo dài, không được xử lý và tích lũy trong quan hệ lao động quan trọng hơn hơn giải quyết tranh chấp lao động như đình công và các hành động tập thể của người lao động; Người sử dụng lao động và người lao động trong một nhà máy là các chủ thể quan trọng nhất và cần chủ động tiếp nhận kiến thức và phương pháp kiểm soát xung đột trước khi tìm đến hỗ trợ của các đối tác bên ngoài; Các đối tác bên ngoài khuôn viên nhà máy, một khi muốn đóng góp vào nỗ lực kiểm soát xung đột tại nhà máy, cần áp dụng các phương pháp nghiên cứu đánh gía hiệu quả nhằm hiểu biết hơn nữa thực trạng và nguyên nhân gốc rễ về xung đột trong quan hệ lao động, từ đó hỗ trợ nhà máy cùng xử lý các vấn đề còn tồn tại.
Theo báo cáo tổng quan về kết quả Dự án FLA 3.0, kết quả nghiên cứu tâm lý người lao động khi tham gia đình công và hành động tập thể tự phát như vụ đập phá bạo động tại Bình Dương tháng 5/2014. Theo báo cáo, từ năm 1995 – 2013 có tổng số là 5.273 vụ đình công trong đó không có vụ đình công nào diễn ra đúng luật với tổng số lao động tham gia đình công là 106.118 người và số giờ làm việc mất đi do đình công là 3.214.856 giờ (trung bình người lao động tham gia đình công là 9,1h/ngày), chi phí tiền lương tương ứng với số giờ làm việc bị mất đi là 55 tỉ đồng. Đó là những thiệt hại đáng kết do các vụ đình công gây ra.
Tuy nhiên, trong tổng số gần 2.000 công nhân tham gia khảo sát của Dự án thì có 5,7% cho rằng nói chuyện với công đoàn là vô ích và 43% chỉ thấy cần thiết trong vài trường hợp; 91,2% cho rằng tiếng nói tập thể có hiệu quả hơn tiếng nói cá nhân; 12,4% thấy đình công là cách tốt nhất hoặc cần thiết (25,9%) để giải quyết xung đột; 42,1% có thể hoặc 7,5& chắc chắn có tham gia nếu đình công diễn ra tại nhà máy; 47% công nhân muốn sử dụng hòm thư góp ý để che giấu danh tính, trong khi 63% quản lý nhà máy được hỏi chỉ tin tưởng hình thức họp.
Báo cáo cũng chỉ ra, doanh nghiệp cung ứng thì coi đình công như một loại chi phí không tránh khỏi khi kinh doanh ở Việt Nam, và đã nỗ lực nhiều nhưng đối thoại vẫn chưa hiệu quả (60% công nhân chưa bao giờ sử dụng kênh đối thoại tại nhà máy, 30% sử dụng thấy rằng kết quả xử lý khiếu nại không nghiêm túc).
Từ những con số trên, cho thấy việc kiểm soát xung đột quan trọng hơn giải quyết tranh chấp lao động và để kiểm soát xung đột cần tìm ra nguyên nhân gốc rễ của xung đột và giải quyết một cách hệ thống và bền vũng. Như vậy, có thể thấy quan hệ lao động thiếu hài hòa tại các nhà máy sản xuất là một phần nguyên nhân dẫn đến hệ quả to lớn của các cuộc bạo động tại Bình Dương vào tháng 5/2014. Điều này xuất phát từ khoảng cách lớn về nhận thức giữa đa số công nhân và quản lý đối với các khía cạnh cơ bản của quan hệ lao động tại nơi làm việc cũng như của vấn đề giờ làm việc và các chính sách liên quan và của vấn đề trả lương…
Từ đó, đưa ra kiến nghị đối với cộng đồng doanh nghiệp về kiểm soát xung đột trong quan hệ lao động như: Giải pháp tăng cường sự tham gia của công nhân sản xuất trong quan hệ đối thoại xã hội; Giải pháp quản lý rủ ro về quan hệ lao đọng, giờ làm việc và trả lương…
Như Trâm
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo