Quốc tế

Forbes: Cáo buộc vô cớ của Washington có lợi cho Kremlin

Các cơ quan tình báo Mỹ và các phương tiện truyền thông đã cáo buộc Nga "tác động" vào bầu cử tổng thống Mỹ và "thỏa thuận giao dịch" với Donald Trump mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng thực tế nào, Forbes viết.

Tuy nhiên, bằng cách làm như vậy, họ càng "khiến cho điện Kremlin có lợi", bởi ông Putin có thể "khiến Mỹ can dự vào một cuộc khủng hoảng hiến pháp, Forbes cho biết.

Điện Kremlin. Ảnh AP Photo/ Alex Brandon

Các phương tiện truyền thông nhà nước của Nga tiến hành "chiến dịch làm mất uy tín các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nói chung," tác giả Forbes Paul Roderick Gregory viết. Truyền hình Nga, Internet và các phương tiện truyền thông gọi chính sách của Mỹ là "hỗn loạn và tham nhũng."

"Do điện Kremlin kiểm soát các phương tiện truyền thông chính của Nga, chiến dịch được tiến hành ở cấp cao nhất của chính quyền", tác giả cho biết.

Bên cạnh đó, các đại diện của Trump hiện đang bị cáo buộc hợp tác với phía Nga. Đặc biệt, Trump bị buộc tội nhận một nghìn tỷ USD từ điện Kremlin để đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt. 

Đề nghị này được cho là đưa ra trong tháng 7/2016. "Tuy nhiên, do số lượng tiền và thời điểm giao dịch, đề xuất này là vô cùng khó có khả năng đã xảy ra," tác giả Gregory nhấn mạnh.

"Các phương tiện truyền thông Mỹ liên tục nói về các giao dịch ảo giữa Trump với Putin, mặc dù không có bằng chứng thực sự. Cơn cuồng loạn của các phương tiện truyền thông tiếp tay cho ông Putin và trao cho ông ta chiếc đòn bẩy ảnh hưởng đối với Mỹ ông Gregory ghi nhận. Từng biết Putin, chúng ta có thể chờ đợi rằng đến một thời điểm  nhất định ông ấy sẽ nói: "Dĩ nhiên, chúng tôi đã ủng hộ ông Trump."

 

Như vậy, nhờ vào các chính trị gia Mỹ, ông Putin có khả năng làm cho Mỹ can dự vào một cuộc khủng hoảng hiến pháp, tác giả bài viết trên tạp chí Forbes kết luận.

Nên đọc
Theo Sputnik
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo