FPT Nhật Bản đặt mục tiêu doanh thu 600 triệu USD vào năm 2020
Ông Dương Dũng Triều Phó Tổng giám đốc FPT cho biết, hiện có hơn 23,3% doanh nghiệp Nhật Bản chọn Việt Nam để cung cấp dịch vụ CNTT. FPT Nhật Bản đặt tiêu sẽ đem về doanh thu 600 triệu USD vào năm 2020; phấn đấu Việt Nam trở thành quốc gia chiếm thị phần lớn thứ 2 trong lĩnh vực này ở thị trường Nhật. Vietnamnet đưa tin.
Để đạt được những mục tiêu trên, FPT đang nỗ lực đẩy mạnh triển khai các chiến lược phát triển trọng điểm tại thị trường Nhật Bản như Chương trình 10.000 Kỹ sư Cầu nối; đầu tư phát triển công nghệ Cloud/BigData/IoT trong các lĩnh vực chuyên sâu gồm thiết kế CAD/CAM, phần mềm nhúng, điện lực; mở rộng tìm kiếm nguồn lực tại các nước khác như Myanmar, Philippines. Tiền Phong cho hay.
Qua chương trình kỹ sư cầu nối, FPT không chỉ đào tạo năng lực tiếng Nhật cho một lượng kỹ sư đáng kể mà còn tạo ra nguồn lực, mở ra cơ hội để các doanh nghiệp CNTT Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
Đánh giá về hoạt động của FPT Japan, trong cuộc gặp mặt cán bộ nhân viên công ty hôm 8/7, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định FPT là một công ty năng động, nhạy bén và rất mạnh dạn mở rộng ra thị trường toàn cầu, không riêng tại Nhật mà còn cả tại Singapore, Myanmar.
"FPT đã biến nhiều cái không thể thành có thể, các kỹ sư FPT đã cho khách hàng nước ngoài thấy, con người Việt Nam không chỉ chăm chỉ khéo tay để gia công chân tay mà còn có chất xám, có trí tuệ để gia công phần mềm bằng kỹ thuật công nghệ cao", Bộ trưởng nhấn mạnh. Đặc biệt, những dự án đào tạo nhân lực cho Việt Nam như chương trình "10.000 kỹ sư" có ý nghĩa rất lớn.
FPT chính thức mở công ty tại Nhật Bản vào năm 2005, đây cũng là công ty CNTT 100% vốn của Việt Nam đầu tiên được mở tại thị trường này. Sau 10 năm có mặt tại thị trường Nhật Bản, FPT Japan đã có 03 văn phòng tại 3 thành phố lớn của Nhật Bản (Tokyo, Osaka, Nagoya) và gàn 200 khách hàng là các tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản như Nissen, Toshiba, Hitachi, Fujitsu, NTT Data, IT Holdings, Agrex…
FPT đặt mục tiêu thị trường Nhật Bản sẽ đem về cho công ty doanh thu 600 triệu USD vào năm 2020 và trở thành nhà cung cấp dịch vụ/giải pháp trên nền công nghệ điện toán đám mây hàng đầu tại Nhật Bản.
Hiện đã có một số thành công nhất định như dự án phát triển các ứng dụng cho TV thông minh hay chuyển đổi các ứng dụng sang dạng Phần mềm dịch vụ (Saas- Software as a service)… cho một số công ty hàng đầu tại Nhật Bản như Toshiba, Calsonic Kansei, Gulliver,….
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025